Thủ tục Hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng đối với trường hợp ứng trước giá trị hợp đồng thu mua sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đối với tổ chức (Căn cứ Điều 31 NQ 07/2022/NQ-HĐND)

I. Thông tin chung #

II. Căn cứ pháp lý #

III. Văn bản liên quan #

Văn bản pháp lý

01/2013/TT-BVHTTDL


Hiệu lực văn bản: Hết Hiệu lực
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỘT SỐ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI THỂ THAO QUỐC GIA

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỘT SỐ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI THỂ THAO QUỐC GIA

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 01/2013/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2013

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỘT SỐ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI THỂ THAO QUỐC GIA

Căn cứ Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006

Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

Căn cứ Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định một số nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hội thể thao quốc gia

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định một số nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với hội thể thao quốc gia; mối quan hệ phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và hội thể thao quốc gia trong thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực thể dục, thể thao.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với hội thể thao quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về thể dục thể thao đối với hội thể thao quốc gia.

2. Hội thể thao quốc gia bao gồm: Ủy ban Olympic Việt Nam và các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia.

Điều 3. Công nhận Ban vận động thành lập hội thể thao quốc gia

1. Tổng cục Thể dục thể thao tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận Ban vận động thành lập hội thể thao quốc gia.

2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội thể thao quốc gia; trong trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2

Điều 4. Tham gia ý kiến về xin phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên hội thể thao quốc gia

1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia ý kiến bằng văn bản với Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội thể thao quốc gia.

2. Tổng cục Thể dục thể thao hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện việc thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể của hội thể thao quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Tổ chức đại hội

1. Tổ chức các kỳ đại hội:

a) Trước khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường 30 (ba mươi) ngày làm việc, hội thể thao quốc gia gửi văn bản báo cáo theo quy định đến Bộ Nội vụ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Tổng cục Thể dục thể thao);

b) Theo yêu cầu của Bộ Nội vụ, Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét tham gia ý kiến bằng văn bản với Bộ Nội vụ về việc cho phép hội thể thao quốc gia tổ chức đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường;

c) Tổng cục Thể dục thể thao hướng dẫn và tạo điều kiện để hội thể thao quốc gia tiến hành đại hội theo đúng quy định của pháp luật.

2. Nhân sự lãnh đạo của hội thể thao quốc gia:

a) Theo đề nghị của hội thể thao quốc gia, Tổng cục Thể dục thể thao tham gia ý kiến với Ban chấp hành hội về việc giới thiệu cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý tham gia ứng cử vào Ban chấp hành nhiệm kỳ mới;

b) Đối với nhân sự tham gia ứng cử chức danh Chủ tịch hội, nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền, Tổng cục Thể dục thể thao trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

Điều 6. Phê duyệt Điều lệ

Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, tham gia ý kiến bằng văn bản với Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Điều lệ của hội thể thao quốc gia đã được đại hội thông qua.

Điều 7. Kế hoạch, chương trình hoạt động của hội thể thao quốc gia

Căn cứ chiến lược, quy hoạch phát triển thể dục thể thao, kế hoạch, chương trình công tác theo nhiệm kỳ, năm công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao và các tổ chức thể thao quốc tế tương ứng mà hội thể thao quốc gia là thành viên, hội thể thao quốc gia có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động của cả nhiệm kỳ và chương trình công tác năm, gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Tổng cục Thể dục thể thao) để tổng hợp, theo dõi.

Điều 8. Đăng cai tổ chức các đại hội, giải thể thao quốc tế

3

1. Đăng cai tổ chức đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới:

a) Ủy ban Olympic Việt Nam có trách nhiệm xây dựng đề án, hồ sơ xin đăng cai tổ chức đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tại Việt Nam. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm thẩm định hồ sơ xin phép đăng cai đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tại Việt Nam gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

b) Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban Olympic Việt Nam, các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức các đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tại Việt Nam;

c) Tổng cục Thể dục thể thao chủ trì phối hợp với Ủy ban Olympic Việt Nam và các tổ chức có liên quan trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức đại hội.

2. Đăng cai tổ chức các giải thể thao quốc tế của từng môn thể thao:

Chậm nhất vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia lập danh mục các giải thể thao quốc tế tại Việt Nam dự kiến đăng cai, tổ chức trong năm công tác tiếp theo, kèm theo hồ sơ xin phép đăng cai tổ chức giải thi đấu thể thao gửi Tổng cục Thể dục thể thao thẩm định, tổng hợp báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 9. Quản lý hoạt động tổ chức thi đấu thể thao

1. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm trình Tổng cục Thể dục thể thao công nhận hoặc ban hành luật thi đấu của môn thể thao.

2. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm trình Tổng cục Thể dục thể thao thẩm định để trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt quy chế thể thao chuyên nghiệp của môn thể thao.

Chủ tịch liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia ban hành quy chế thể thao chuyên nghiệp của môn thể thao sau khi được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.

3. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm tổ chức, quản lý các giải thể thao quốc gia, quốc tế của môn thể thao được tổ chức tại Việt Nam sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép và giám sát công tác tổ chức của các giải thi đấu này theo Điều lệ đã được phê duyệt. Trong quá trình tổ chức thi đấu, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia phải đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong thi đấu thể thao và kịp thời báo cáo Tổng cục Thể dục thể thao những vấn đề phát sinh trong quá trình tiến hành các giải thi đấu thể thao để chỉ đạo giải quyết.

4. Căn cứ vào hệ thống giải thi đấu thể thao quốc gia hàng năm do Tổng cục Thể dục thể thao ban hành, Chủ tịch liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia phê duyệt Điều lệ giải thi đấu thể thao quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Thể dục, thể thao.

5. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia xây dựng các quy định về khen thưởng và kỷ luật trong hoạt động thi đấu thể thao trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao phê duyệt.

4

6. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia hướng dẫn, tạo điều kiện hoạt động chuyên môn đối với hội cổ động viên của môn thể thao; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về hoạt động cổ vũ khi tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao.

Điều 10. Quản lý vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao

1. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý tư cách, xác nhận tư cách vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài môn thể thao theo thẩm quyền, phù hợp với quy định của tổ chức thể thao quốc tế tương ứng và báo cáo về Tổng cục Thể dục thể thao để theo dõi, kiểm tra.

2. Tổng cục Thể dục thể thao hướng dẫn liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài môn thể thao trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, phê duyệt.

3. Căn cứ tiêu chuẩn phong đẳng cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài của môn thể thao đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia tổ chức xét và phong đẳng cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài môn thể thao.

4. Hàng năm, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Thể dục thể thao việc phong đẳng cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao Việt Nam của liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia và của các tổ chức thể thao quốc tế.

Điều 11. Tham gia các đại hội thể thao, giải thể thao quốc tế

1. Tham gia các đại hội thể thao quốc tế:

a) Ủy ban Olympic Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao đề xuất danh sách, thành phần của Đoàn thể thao Việt Nam tham dự các đại hội thể thao quốc tế trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định;

b) Ủy ban Olympic Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục đăng ký và triển khai công tác chuẩn bị cho Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự đại hội.

2. Tham gia các giải thể thao quốc tế từng môn thể thao:

a) Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao phê duyệt tiêu chuẩn tuyển chọn thành viên đội thể thao quốc gia của môn thể thao;

b) Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyển chọn, tổng hợp đăng ký danh sách đội thể thao quốc gia của môn thể thao tương ứng tham gia thi đấu quốc tế trình Tổng cục Thể dục thể thao xem xét, quyết định; có trách nhiệm cử, quản lý đội thể thao quốc gia tham gia thi đấu quốc tế;

c) Căn cứ vào lịch thi đấu hàng năm của các tổ chức thể thao quốc tế, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch tập huấn, thi đấu của đội thể

5

thao quốc gia trình Tổng cục Thể dục thể thao phê duyệt.

Điều 12. Ban hành tiêu chuẩn chuyên môn và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn chuyên môn

1. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tập luyện, thi đấu thể thao thành tích cao và tiêu chuẩn chuyên môn đối với vận động viên, trọng tài, huấn luyện viên, cán bộ điều hành trong môn thể thao do liên đoàn, hiệp hội quản lý, gửi Tổng cục Thể dục thể thao thẩm định, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.

2. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia tổ chức xét, cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chuyên môn đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao và tiêu chuẩn chuyên môn đối với vận động viên, trọng tài, huấn luyện viên, cán bộ điều hành trong môn thể thao do liên đoàn, hiệp hội quản lý.

3. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chuyên môn của các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, đảm bảo đúng quy định.

Điều 13. Ban hành tiêu chuẩn hành nghề và cấp chứng chỉ hành nghề trong môn thể thao chuyên nghiệp

1. Căn cứ các quy định của tổ chức thể thao quốc tế mà liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia là thành viên và quy chế thể thao chuyên nghiệp của môn thể thao, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia xây dựng tiêu chuẩn hành nghề đối với trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên, nhà môi giới và các đối tượng hoạt động thể thao chuyên nghiệp khác, gửi Tổng cục Thể dục thể thao thẩm định, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, phê duyệt.

2. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia tổ chức việc đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề đối với các đối tượng hoạt động thể thao chuyên nghiệp; xét công nhận chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam, người nước ngoài hành nghề thể thao chuyên nghiệp tại Việt Nam đã được tổ chức thể thao quốc tế cấp chứng chỉ hành nghề; tổ chức việc thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với các đối tượng vi phạm theo quy định.

3. Tổng cục Thể dục thể thao giám sát, kiểm tra việc thực hiện cấp chứng chỉ cho các đối tượng hành nghề thể thao chuyên nghiệp của các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia theo quy định của pháp luật.

Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Thể dục thể thao việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với các đối tượng hoạt động thể thao chuyên nghiệp.

Điều 14. Quản lý việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao

1. Căn cứ vào kế hoạch công tác trong năm tiếp theo của Tổng cục Thể dục thể thao, trên cơ sở xác định phù hợp với nhiệm vụ nhà nước và khả năng thực hiện, hội thể thao quốc gia gửi hồ sơ đề xuất về việc tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tham gia cung ứng các dịch vụ công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao dưới hình thức đề án hoặc kế hoạch triển khai về Tổng cục Thể dục thể thao xem xét, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.

6

2. Sau khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao hướng dẫn hội thể thao quốc gia hoàn thiện đề án hoặc kế hoạch triển khai cùng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của nhà nước. Việc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hội thể thao quốc gia thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao thực hiện theo quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao; việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của hội; quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài cho hội.

Điều 15. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế

1. Tổng cục Thể dục thể thao hướng dẫn, tạo điều kiện để hội thể thao quốc gia tham gia các hoạt động về thể thao với các tổ chức thể thao quốc tế, Ủy ban Olympic các nước và phong trào Olympic quốc tế.

2. Tổng cục Thể dục thể thao xem xét cho ý kiến, hoặc quyết định, hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền quyết định:

a) Việc gia nhập của hội thể thao quốc gia vào tổ chức thể thao quốc tế tương ứng;

b) Cử cán bộ tham gia hoạt động trong các tổ chức thể thao quốc tế;

c) Đăng cai tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hoạt động thi đấu thể thao tại Việt Nam có thành phần nước ngoài tham gia;

d) Đón cán bộ, chuyên gia, huấn luyện viên, trọng tài, các đoàn Thể thao nước ngoài vào thi đấu tại Việt Nam theo đề xuất của Ủy ban Olympic Việt Nam và các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia;

đ) Các quyết định quan trọng của các hội thể thao quốc gia liên quan tới bầu chọn các chức danh chủ chốt của các tổ chức thể thao quốc tế, địa điểm đăng cai các đại hội thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới.

Điều 16. Quản lý hoạt động tài chính

1. Tổng cục Thể dục thể thao theo dõi, kiểm tra hội thể thao quốc gia thực hiện chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước, bao gồm cả việc nộp thuế, mua các loại bảo hiểm, nộp niên liễm, lệ phí cho tổ chức thể thao quốc tế theo quy định hiện hành; thanh lý, nhượng bán các bất động sản của hội thể thao quốc gia; việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ cho hội thể thao quốc gia theo quy định của pháp luật về tài chính.

2. Kết thúc các hoạt động gắn với nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định, hội thể thao quốc gia lập báo cáo tổng hợp tình hình chi tiêu kinh phí đã được Nhà nước hỗ trợ tới Tổng cục Thể dục thể thao và cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi và quản lý.

3. Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày sau khi kết thúc năm tài chính, hội thể thao quốc gia phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước gửi Tổng cục Thể dục thể thao và cơ quan tài chính cùng cấp.

7

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này; định kỳ hàng quý, hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Tổng cục Thể dục Thể thao có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra các hoạt động của hội thể thao quốc gia theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện các vi phạm thì kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013.

2. Những quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (thông qua Tổng cục Thể dục thể thao) để nghiên cứu, giải quyết./.

8

Biểu mẫu thực hiện

Bao gồm

Mẫu số 1

IV. Yêu cầu và điều kiện thực hiện #

Không có yêu cầu

V. Cách thức & lệ phí thực hiện #

VI. Thành phần hồ sơ #

TroLyPhapLuat.ai

Khám phá thêm

Thông tin về chủ sở hữu Website:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIETDEVELOPERS

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0109967130 do Sở KH&ĐT TP.Hà Nội cấp ngày 15/04/2022.
Đăng ký lần đầu: ngày 15 tháng 04 năm 2022. Đăng ký thay đổi lần thứ 1: ngày 10 tháng 5 năm 2023 .
Địa chỉ trụ sở chính: Số 25, ngách 18 ngõ 91 Ngô Thì Sỹ., Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: Số 25B, ngõ 139 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0374.647.306
Email: lienhe@trolyphapluat.ai