Thủ tục Công nhận tuyên truyền viên pháp luật

I. Thông tin chung #

II. Căn cứ pháp lý #

III. Văn bản liên quan #

Văn bản pháp lý

28/2013/NĐ-CP


Hiệu lực văn bản: Còn Hiệu lực
NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Chính phủ
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 28/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001

Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật về Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và một số biện pháp thi hành Luật này.

Điều 2. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 25 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Ban hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn, quy tắc nghề nghiệp phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp về tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan thực hiện chính sách xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

4. Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

5. Tổng hợp, thống kê, báo cáo Chính phủ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi cả nước.

6. Sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức, thực

2

hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Điều 3. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 25 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

b) Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Thực hiện việc thống kê, báo cáo Bộ Tư pháp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

d) Sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân trong ngành, lĩnh vực có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

đ) Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Khoản 2 Điều 27 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo trách nhiệm quản lý trên địa bàn và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

b) Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc, Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn;

c) Thực hiện việc thống kê, báo cáo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

d) Sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức, thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương;

đ) Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Khoản 2 Điều 27 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có trách nhiệm sau đây:

3

a) Tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Thực hiện việc thống kê, báo cáo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức, thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn;

đ) Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Chương 2

NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Điều 5. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) được tổ chức hằng năm vào ngày 09 tháng 11, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Nội dung, hình thức và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.

Điều 6. Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật

1. Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:

a) Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;

b) Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;

c) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;

d) Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

đ) Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;

e) Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

2. Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức sau đây:

4

a) Mít tinh; hội thảo; tọa đàm;

b) Thi tìm hiểu pháp luật;

c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;

d) Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Điều 7. Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật

1. Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật

a) Hằng năm, Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước;

b) Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên.

2. Trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật;

b) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức Ngày Pháp luật cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.

Chương 3

XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP, CÁ NHÂN THAM GIA PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Điều 8. Chính sách hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

1. Tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được hưởng các chính sách hỗ trợ sau đây:

a) Được cơ quan nhà nước cấp phát tài liệu pháp luật, cung cấp thông tin miễn phí về chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực pháp luật được phổ biến, giáo dục; được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật không thu tiền trong trường hợp tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nguồn kinh phí của mình;

b) Được thực hiện hoạt động quảng cáo khi tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí

5

hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo;

c) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

2. Cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được hưởng các chính sách hỗ trợ sau đây:

a) Được hưởng chính sách quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 1 Điều này;

b) Người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng quy định tại Điều 17 và Điều 20 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật mà không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật được hưởng chính sách quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 1 Điều này; hưởng thù lao và chế độ khi tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật;

c) Giáo viên dạy môn giáo dục công dân cho người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

Điều 9. Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với một số tổ chức hành nghề về pháp luật và tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật

1. Nhà nước khuyến khích Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các hội công chứng, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, công chứng tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí cho nhân dân; tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức mình tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí cho nhân dân thông qua hoạt động chuyên môn hoặc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

2. Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, hội công chứng, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật hướng dẫn việc tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí hằng năm của luật gia, luật sư, công chứng viên, hội viên.

3. Hội Luật gia các cấp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội công chứng, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, công chứng và các thành viên của các tổ chức này tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật được hưởng chính sách quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này.

Chương 4

CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Điều 10. Bảo đảm về tổ chức và cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

1. Căn cứ nhu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định thành lập tổ chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trực thuộc Vụ

6

Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.

2. Ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 38 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí đủ công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý; chỉ đạo các trường, cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản lý bố trí đủ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật.

Điều 11. Bảo đảm kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật

1. Kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, tổ chức thụ hưởng ngân sách và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật. Việc lập dự toán kinh phí được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; quy định cụ thể về chế độ của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù phù hợp với từng thời kỳ.

Chương 5

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 5 năm 2013.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này.

2. Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định này./

7

10/2016/TT-BTP


Hiệu lực văn bản: Còn Hiệu lực
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT

Bộ Tư pháp
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 10/2016/TT-BTP Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT

Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm ngày 22 tháng 6 năm 2015

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

Căn cứ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

Điều 2. Phạm vi hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật

1. Báo cáo viên pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận (sau đây gọi là báo cáo viên pháp luật Trung ương) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi toàn quốc.

2. Báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là báo cáo viên pháp luật tỉnh) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công nhận báo cáo viên pháp luật.

3. Báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là báo cáo viên pháp luật huyện) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố

2

trực thuộc Trung ương nơi công nhận báo cáo viên pháp luật.

4. Tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là tuyên truyền viên pháp luật) thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

Chương II

CÔNG NHẬN, MIỄN NHIỆM BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT

Điều 3. Công nhận báo cáo viên pháp luật

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận (sau đây gọi là Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương) căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện thực tế chỉ đạo tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể mình lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật để Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật Trung ương.

2. Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp tỉnh, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng và cơ quan nhà nước cấp tỉnh khác (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức cấp tỉnh) căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện thực tế chỉ đạo tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức mình lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật để Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp tỉnh có văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật tỉnh.

3. Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp huyện, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự và cơ quan nhà nước cấp huyện khác (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức cấp huyện) căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện thực tế lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật gửi Phòng Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật huyện.

4. Số lượng báo cáo viên pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức do Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức quyết định bảo đảm mỗi lĩnh vực pháp luật thuộc phạm

3

vi quản lý chuyên sâu có ít nhất 01 báo cáo viên pháp luật kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

5. Văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật phải có đầy đủ các thông tin sau đây của người được đề nghị công nhận:

a) Họ và tên;

b) Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;

c) Trình độ chuyên môn;

d) Lĩnh vực pháp luật chuyên môn sâu dự kiến kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có đầy đủ thông tin quy định tại khoản 5 Điều này, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật xem xét, ra quyết định công nhận. Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật được gửi tới Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận và báo cáo viên pháp luật; được thông báo công khai theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.

Trường hợp văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật không có đủ thông tin quy định tại khoản 5 Điều này thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan tiếp nhận có văn bản đề nghị bổ sung thông tin.

7. Báo cáo viên pháp luật có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 36 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật kể từ khi Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật có hiệu lực thi hành.

Điều 4. Miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật

1. Các trường hợp miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật bao gồm:

a) Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;

b) Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc chuyển công tác khỏi cơ quan, tổ chức đã đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật;

c) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

d) Từ chối không thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;

đ) Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

e) Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;

g) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

4

2. Báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật có văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật gửi đến Bộ Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật Trung ương), Sở Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật tỉnh), Phòng Tư pháp (đối với báo cáo viên pháp luật huyện) và thông báo cho báo cáo viên pháp luật biết lý do.

Văn bản đề nghị miễn nhiệm phải có đầy đủ các thông tin sau đây của báo cáo viên pháp luật được đề nghị miễn nhiệm:

a) Họ và tên;

b) Chức vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;

c) Số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật;

d) Lý do của việc đề nghị miễn nhiệm.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị miễn nhiệm, cơ quan có thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật ra quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật. Quyết định miễn nhiệm được gửi tới Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị miễn nhiệm và báo cáo viên pháp luật bị miễn nhiệm; được công bố công khai theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.

Trường hợp văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật không có đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiếp nhận có văn bản đề nghị bổ sung thông tin.

4. Kể từ khi Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật có hiệu lực thi hành, người bị miễn nhiệm chấm dứt tư cách báo cáo viên pháp luật.

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc đề nghị miễn nhiệm, báo cáo viên pháp luật được kiến nghị với Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức về đề nghị miễn nhiệm. Quyết định của Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật là ý kiến cuối cùng.

6. Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức là đầu mối tham mưu, giúp Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều này.

Chương III

CÔNG NHẬN, CHO THÔI LÀM TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT

Điều 5. Công nhận tuyên truyền viên pháp luật

1. Căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nhu cầu, điều kiện thực tế trên địa bàn cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật, bảo đảm có đủ nguồn lực để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn.

2. Định kỳ tháng 9 hàng năm, công chức tư pháp - hộ tịch chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và

5

cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi là địa bàn cơ sở) và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn cấp xã thông báo công khai tiêu chuẩn tuyên truyền viên pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; các quy định về công nhận tuyên truyền viên pháp luật tới cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn cơ sở để tự nguyện đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật.

3. Căn cứ danh sách tự nguyện đăng ký tham gia làm tuyên truyền viên pháp luật từ địa bàn cơ sở, thực trạng đội ngũ công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhu cầu xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, công chức tư pháp - hộ tịch rà soát, lập danh sách người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật của công chức tư pháp - hộ tịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

5. Quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật được gửi cho công chức tư pháp - hộ tịch, Trưởng ban công tác Mặt trận và tuyên truyền viên pháp luật; được công bố công khai theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.

Điều 6. Cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật

1. Các trường hợp cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật bao gồm:

a) Tự nguyện xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;

b) Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;

c) Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;

d) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

2. Khi tuyên truyền viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật. Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật được gửi cho Trưởng ban công tác Mặt trận, tuyên truyền viên pháp luật và được công bố công khai theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.

4. Kể từ khi Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật có hiệu lực thi hành, người được cho thôi chấm dứt tư cách tuyên truyền viên pháp luật.

Chương IV

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CÁO VIÊN PHÁP

6

LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT

Điều 7. Biện pháp củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật

1. Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:

a) Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý;

b) Cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, thông tin, tài liệu pháp luật chuyên ngành cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp (đối với Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương), Sở Tư pháp (đối với cơ quan, tổ chức cấp tỉnh), Phòng Tư pháp (đối với cơ quan, tổ chức cấp huyện) hoặc chỉ đạo công chức tư pháp - hộ tịch (đối với Ủy ban nhân dân cấp xã) tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý;

d) Định kỳ 06 tháng, hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo Bộ Tư pháp (đối với Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương), Sở Tư pháp (đối với cơ quan, tổ chức cấp tỉnh), Phòng Tư pháp (đối với cơ quan, tổ chức cấp huyện) và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tư pháp (đối với Ủy nhân dân cấp xã) về kết quả xây dựng, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý.

2. Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, tham mưu giúp lãnh đạo Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan, tổ chức cùng cấp thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này và có nhiệm vụ sau đây:

a) Chủ trì tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi địa bàn quản lý;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, tổ chức cùng cấp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Thông tư này tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý;

c) Định kỳ 6 tháng, hằng năm hoặc đột xuất, Sở Tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp; Phòng Tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư pháp về kết quả xây dựng, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật ở địa phương.

4. Công chức tư pháp - hộ tịch chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.

7

5. Thời gian thực hiện báo cáo quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 3 Điều này được thực hiện theo quy định của Bộ Tư pháp hướng dẫn về hoạt động thống kê của ngành Tư pháp.

Điều 8. Biện pháp quản lý, sử dụng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật

1. Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật và Ủy ban nhân dân cấp xã có các nhiệm vụ sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn, kế hoạch, chương trình hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý;

b) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm về hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý;

c) Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;

d) Rà soát, thẩm định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc rà soát, thẩm định đối với danh sách người dự kiến đề xuất cơ quan có thẩm quyền công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật; bảo đảm đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật có đủ tiêu chuẩn và hoạt động hiệu quả;

đ) Giới thiệu báo cáo viên pháp luật tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị về lĩnh vực hoạt động chuyên môn chuyên sâu mà báo cáo viên pháp luật được phân công kiêm nhiệm; cử tuyên truyền viên pháp luật tham gia thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn cơ sở;

e) Không cử và giới thiệu báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật khi thuộc trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hành vi quy định tại điểm đ, điểm g khoản 1 Điều 4 và điểm b, điểm d khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.

2. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp; tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật giúp Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 của Thông tư này thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và có trách nhiệm sau đây:

a) Phân công, giới thiệu báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu để thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;

b) Công bố công khai danh sách báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật, Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật, Quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật, Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý trên Cổng thông tin điện tử/Trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở của

8

cơ quan, tổ chức, đơn vị (trường hợp không có Cổng thông tin điện tử/Trang thông tin điện tử);

c) Định kỳ 06 tháng, hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư này, tổ chức pháp chế hoặc đơn vị được giao công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật báo cáo cơ quan Tư pháp cùng cấp (Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp) về kết quả hoạt động của báo cáo viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý; Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Tư pháp cấp trên về kết quả hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý. Thời gian thực hiện báo cáo theo quy định của Bộ Tư pháp hướng dẫn về hoạt động thống kê của ngành Tư pháp.

Điều 9. Biện pháp bảo đảm về tài chính cho hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật

1. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý và hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật do ngân sách nhà nước cấp hằng năm trong dự toán kinh phí chi về phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật ngân sách và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2. Thù lao cho hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Hằng năm, Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 3 của Thông tư này, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc quyền quản lý, trình Bộ Tài chính, lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2016 và thay thế Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

2. Báo cáo viên pháp luật đã được công nhận theo quy định của Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục là báo cáo viên pháp luật, không phải công nhận lại.

9

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; lãnh đạo tổ chức pháp chế, các đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Biểu mẫu thực hiện

01

IV. Yêu cầu và điều kiện thực hiện #

Cá nhân được đề nghị công nhận làm tuyên truyền viên pháp luật phải là người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật .

V. Thủ tục thực hiện #

Click hoặc chạm vào từng bước để xem thông tin

THÔNG TIN CỦA BƯỚC: #

VI. Cách thức & lệ phí thực hiện #

VII. Thành phần hồ sơ #

TroLyPhapLuat.ai

Khám phá thêm

Thông tin về chủ sở hữu Website:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIETDEVELOPERS

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0109967130 do Sở KH&ĐT TP.Hà Nội cấp ngày 15/04/2022.
Đăng ký lần đầu: ngày 15 tháng 04 năm 2022. Đăng ký thay đổi lần thứ 1: ngày 10 tháng 5 năm 2023 .
Địa chỉ trụ sở chính: Số 25, ngách 18 ngõ 91 Ngô Thì Sỹ., Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: Số 25B, ngõ 139 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0374.647.306
Email: lienhe@trolyphapluat.ai