Thủ tục Cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

I. Thông tin chung #

II. Căn cứ pháp lý #

III. Văn bản liên quan #

Văn bản pháp lý

06/2017/TT-BVHTTDL


Hiệu lực văn bản: Hết Hiệu lực một phần
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 06/2017/TT-BVHTTDL Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017

Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế; trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; tiêu chuẩn cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác; tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ; nội dung bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; nội dung kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm; khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế; mẫu đơn đề nghị, thông báo, biên bản; mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch; mẫu chứng chỉ, giấy chứng nhận và các mẫu biển hiệu trong lĩnh vực du lịch.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; Tổng cục Du lịch; Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến du lịch.

Chương II

KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH

Điều 3. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ

2

tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

2. Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch bao gồm một trong các chuyên ngành sau:

a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

b) Quản trị lữ hành;

c) Điều hành tour du lịch;

d) Marketing du lịch;

đ) Du lịch;

e) Du lịch lữ hành;

g) Quản lý và kinh doanh du lịch.

3. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 4. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch

1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm:

a) Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;

b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;

c) Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế gồm:

a) Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp; giao lưu văn hóa quốc tế;

b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; tiền tệ và thanh toán quốc tế trong du lịch; nghiệp vụ xuất nhập cảnh; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;

c) Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

3

Điều 5. Tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch

1. Cơ sở đào tạo đáp ứng các tiêu chí sau được tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch:

a) Là cơ sở đào tạo bậc cao đẳng trở lên có chức năng đào tạo chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này;

b) Có đề án tổ chức thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: ngân hàng đề thi đáp ứng nội dung quy định tại Điều 4, điểm a khoản 3 Điều này; quy trình tổ chức; cơ sở vật chất kỹ thuật và hội đồng thi;

c) Không vi phạm các quy định về tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch trong thời hạn 03 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo tổ chức kỳ thi.

2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm:

a) Tuân thủ sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn về nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch;

b) Cập nhật, bổ sung 02 năm một lần ngân hàng đề thi;

c) Lưu trữ hồ sơ thí sinh, bài thi, kết quả thi và các giấy tờ liên quan đến kỳ thi theo quy định của pháp luật;

d) Gửi thông báo kèm theo đề án tổ chức thi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này về Tổng cục Du lịch trước 30 ngày tổ chức kỳ thi;

đ) Gửi kết quả thi về Tổng cục Du lịch và cập nhật danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ lên trang thông tin điện tử về quản lý lữ hành trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi.

3. Thẩm quyền của Tổng cục Du lịch:

a) Quy định cấu trúc và dung lượng đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch trên cơ sở nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đề thi bao gồm phần lý thuyết và kỹ năng;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch;

c) Yêu cầu cơ sở đào tạo không được tổ chức thi nghiệp vụ điều hành du lịch khi phát hiện cơ sở đào tạo không đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này cho đến khi đáp ứng đủ tiêu chí.

4. Chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa, chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế được cấp cho người đạt kết quả trong kỳ thi nghiệp vụ điều hành du lịch tương ứng.

Điều 6. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản

1. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành:

a) Trường hợp doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành, hồ sơ gồm: thông

4

báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp;

b) Trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc bị giải thể, hồ sơ gồm: thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp; Quyết định giải thể, biên bản họp của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp; Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định giải thể của Tòa án trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp;

c) Trường hợp doanh nghiệp phá sản, hồ sơ gồm: quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản kèm theo giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp.

2. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:

a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

3. Hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:

a) Sau 60 ngày, kể từ ngày đăng quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trường hợp không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép có văn bản gửi ngân hàng để doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ; trường hợp có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, tiền ký quỹ do tòa án quyết định theo quy định của pháp luật về phá sản.

Điều 7. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 36 Luật Du lịch

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng, cơ quan cấp phép ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan chức năng về thanh tra, kiểm tra, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp gửi

5

báo cáo về việc hoàn thành nghĩa vụ với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch theo hợp đồng đã ký kèm theo giấy phép đã được cấp đến cơ quan cấp phép.

3. Sau khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này, việc hoàn trả tiền ký quỹ được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

Chương III

TIÊU CHUẨN CẤP BIỂN HIỆU ĐẠT TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH

Điều 8. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật.

2. Thông tin rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng hàng hóa.

3. Niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và nhận thanh toán bằng thẻ do ngân hàng phát hành.

4. Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.

5. Có nhà vệ sinh sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng.

Điều 9. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật.

2. Phòng ăn có đủ ánh sáng; có hệ thống thông gió; có bàn, ghế hoặc chỗ ngồi thuận tiện; nền nhà khô, sạch, không trơn, trượt; đồ dùng được rửa sạch và để khô; có thùng đựng rác.

3. Có thực đơn bằng tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ khác (nếu cần) kèm theo hình ảnh minh họa.

4. Bếp thông thoáng, có khu vực sơ chế và chế biến món ăn riêng biệt; có trang thiết bị bảo quản và chế biến thực phẩm.

5. Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; mặc đồng phục và đeo biển tên trên áo.

6. Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 8 Thông tư này.

Điều 10. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ thể thao theo quy định của pháp luật.

2. Có nội quy bằng tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ khác (nếu cần); có nơi đón tiếp, nơi gửi đồ dùng cá nhân và phòng tắm cho khách.

3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ luyện tập và thi đấu; có dịch vụ cho thuê dụng

6

cụ tập luyện, thi đấu phù hợp với từng môn thể thao.

4. Có người hướng dẫn, nhân viên phục vụ, nhân viên cứu hộ phù hợp với từng môn thể thao.

5. Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 8 và khoản 5 Điều 9 Thông tư này.

Điều 11. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ vui chơi, giải trí theo quy định của pháp luật.

2. Có nội quy; có nơi đón tiếp, gửi đồ dùng cá nhân.

3. Có địa điểm, cơ sở vật chất, dụng cụ, phương tiện phù hợp với từng loại dịch vụ vui chơi giải trí.

4. Có người hướng dẫn, nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ vui chơi, giải trí.

5. Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 8 và khoản 5 Điều 9 Thông tư này.

Điều 12. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật.

2. Có nơi đón tiếp, gửi đồ dùng cá nhân.

3. Có nội quy, quy trình bằng tiếng Việt, tiếng Anh và ngôn ngữ khác (nếu cần); có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với từng loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

4. Có nhân viên y tế, kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ phù hợp với từng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

5. Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 8 và khoản 5 Điều 9 Thông tư này.

Chương IV

HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

Điều 13. Tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế

1. Người sử dụng thành thạo ngoại ngữ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 Luật Du lịch là người đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành ngoại ngữ;

b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên theo chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài;

c) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên ở nước ngoài;

d) Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ bậc 4 trở lên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc B2 trở lên Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu, còn thời hạn hoặc được cấp trong vòng 05 năm đối với chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại

7

ngữ không quy định thời hạn, do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp đạt mức yêu cầu theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này.

2. Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 14. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa gồm:

a) Kiến thức cơ sở ngành: địa lý Việt Nam; lịch sử Việt Nam; văn hóa Việt Nam; hệ thống chính trị Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch;

b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ: tổng quan du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; tâm lý khách du lịch; nghệ thuật giao tiếp và ứng xử trong hướng dẫn du lịch; kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn; y tế du lịch;

c) Thực hành kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn;

d) Thực tế nghề nghiệp cuối khóa.

2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế gồm:

a) Kiến thức cơ sở: địa lý Việt Nam; lịch sử Việt Nam; văn hóa Việt Nam; lịch sử văn minh thế giới; hệ thống chính trị Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch;

b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ: tổng quan du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; tâm lý khách du lịch; giao lưu văn hóa quốc tế; nghệ thuật giao tiếp và ứng xử trong hướng dẫn du lịch quốc tế; kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn; y tế du lịch; xuất nhập cảnh, hàng không và lưu trú; lễ tân ngoại giao;

c) Thực hành kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn;

d) Thực tế nghề nghiệp cuối khóa.

Điều 15. Tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

1. Cơ sở đào tạo đáp ứng các tiêu chí sau được tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch:

a) Là cơ sở đào tạo bậc cao đẳng trở lên có chức năng đào tạo chuyên ngành hướng dẫn du lịch, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

b) Có đề án tổ chức thi gồm các nội dung chủ yếu sau đây: ngân hàng đề thi đáp ứng nội dung quy định tại Điều 14 và điểm a khoản 3 Điều này, quy trình tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật và hội đồng thi;

c) Không vi phạm các quy định về tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch trong thời hạn 03 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo tổ chức kỳ thi.

2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm:

8

a) Tuân thủ sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn về nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch;

b) Cập nhật, bổ sung 02 năm một lần ngân hàng đề thi;

c) Lưu trữ hồ sơ thí sinh, bài thi, kết quả thi và các giấy tờ liên quan đến kỳ thi theo quy định của pháp luật;

d) Gửi thông báo kèm theo đề án tổ chức thi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này về Tổng cục Du lịch trước 30 ngày tổ chức kỳ thi;

đ) Gửi kết quả thi về Tổng cục Du lịch và cập nhật danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ lên trang thông tin điện tử về quản lý hướng dẫn viên trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi.

3. Thẩm quyền của Tổng cục Du lịch:

a) Quy định cấu trúc và dung lượng đề thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch trên cơ sở nội dung quy định tại Điều 14 Thông tư này và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đề thi bao gồm phần lý thuyết và kỹ năng;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch;

c) Yêu cầu cơ sở đào tạo không được tổ chức thi nghiệp vụ điều hành du lịch khi phát hiện cơ sở đào tạo không đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này cho đến khi đáp ứng đủ tiêu chí.

4. Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa, chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế được cấp cho người đạt kết quả trong kỳ thi nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tương ứng.

Điều 16. Nội dung kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm

1. Lý thuyết về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm:

a) Đặc điểm tâm lý khách du lịch theo thị trường, giới tính, lứa tuổi;

b) Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, bằng ngôn ngữ cơ thể;

c) Kỹ năng giải quyết tình huống;

d) Quy trình hướng dẫn du lịch tại điểm, các kỹ năng hướng dẫn du lịch chuyên biệt.

2. Kiến thức về khu du lịch, điểm du lịch:

a) Khái quát chung về địa phương;

b) Khái quát chung về lịch sử phát triển của khu du lịch, điểm du lịch;

c) Các đặc điểm cơ bản của khu du lịch, điểm du lịch;

d) So sánh giá trị của khu du lịch, điểm du lịch của địa phương với một vài khu du lịch, điểm du lịch tương đồng.

3. Thực hành bài giới thiệu về khu du lịch, điểm du lịch.

9

Điều 17. Khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế

1. Nội dung khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế có thời lượng 30 tiết, bao gồm:

a) Tình hình du lịch thế giới, xu hướng và triển vọng;

b) Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước;

c) Hệ thống các văn bản pháp luật mới liên quan đến du lịch;

d) Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về du lịch;

đ) Tình hình phát triển du lịch Việt Nam, thông tin về sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch chủ đạo;

e) Các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.

2. Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố kế hoạch tổ chức các khóa cập nhật kiến thức và cấp Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

3. Căn cứ Kế hoạch tổ chức các khóa cập nhật kiến thức do Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố, hướng dẫn viên gửi đăng ký đến Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc khóa cập nhật kiến thức, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Phụ lục

Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục về mẫu thông báo, đơn đề nghị; mẫu giấy phép, mẫu thẻ; mẫu biển hiệu và các mẫu chứng chỉ, giấy xác nhận trong lĩnh vực du lịch:

1. Phụ lục I: Danh mục chứng chỉ, giấy chứng nhận ngoại ngữ do cơ quan có thẩm quyền cấp

2. Phụ lục II: Mẫu đơn đề nghị, mẫu thông báo, mẫu biên bản

a) Mẫu số 01: Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch;

b) Mẫu số 02: Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh;

c) Mẫu số 03: Đơn đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia;

d) Mẫu số 04: Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

đ) Mẫu số 05: Đơn đề nghị cấp lại/cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

e) Mẫu số 06: Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;

10

g) Mẫu số 07: Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;

h) Mẫu số 08: Biên bản thẩm định cơ sở lưu trú du lịch;

i) Mẫu số 09: Biên bản làm việc của Tổ thẩm định;

k) Mẫu số 10: Đơn đề nghị cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;

l) Mẫu số 11: Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch;

m) Mẫu số 12: Đơn đề nghị cấp đổi/cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;

n) Mẫu số 13: Đăng ký tham dự khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch;

o) Mẫu số 14: Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.

3. Phụ lục III. Mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, mẫu thẻ hướng dẫn viên du lịch

a) Mẫu số 01: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;

b) Mẫu số 02: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;

c) Mẫu số 03: Thẻ hướng dẫn viên du lịch.

4. Phụ lục IV: Mẫu chứng chỉ, giấy chứng nhận

a) Mẫu số 01: Chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa;

b) Mẫu số 02: Chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế;

c) Mẫu số 03: Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa, hướng dẫn viên du lịch quốc tế;

d) Mẫu số 04: Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa;

đ) Mẫu số 05: Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế.

5. Phụ lục V: Mẫu biển hiệu

a) Mẫu số 01: Biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;

b) Mẫu số 02: Biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác.

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2018.

2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực:

a) Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch;

b) Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ

11

Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch (sau đây gọi tắt là Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL);

c) Mục VII Điều 1 và mục VII Điều 2 Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

d) Điều 1 Thông tư số 19/2014/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL, Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL, Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL;

đ) Điều 3 Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL và Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL.

Điều 20. Quy định chuyển tiếp

1. Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên theo quy định tại khoản 4 mục III Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 có giá trị theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận để đổi thẻ hướng dẫn viên.

2. Chứng nhận đã qua kỳ kiểm tra trình độ ngoại ngữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp theo quy định tại khoản 2 mục III Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 có giá trị theo thời hạn ghi trên Chứng nhận để cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

3. Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch theo quy định tại khoản 2 mục III Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL được cấp trước ngày 31 tháng 3 năm 2018 có giá trị theo thời hạn ghi trên Chứng chỉ để cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa.

4. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm và dịch vụ ăn uống đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng biển hiệu cho đến hết thời hạn theo Quyết định cấp biển hiệu.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Du lịch là cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) để kịp thời xem xét, điều chỉnh./.

12

168/2017/NĐ-CP


Hiệu lực văn bản: Hết Hiệu lực một phần
NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH

Chính phủ
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 168/2017/NĐ-CP Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch; biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch đối với những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch; điều kiện công nhận điểm du lịch, khu du lịch; ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch; điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch của cơ sở lưu trú du lịch và nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cơ quan khác, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch.

Chương II

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Điều 3. Điều tra tài nguyên du lịch

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định điều tra tổng thể tài nguyên du lịch. Căn cứ nhu cầu thực tiễn hoặc theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định điều tra bổ sung để cập nhật thông tin về tài nguyên du lịch.

2. Thời gian thực hiện điều tra do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

2

Điều 4. Nội dung cơ bản trong điều tra tài nguyên du lịch

1. Thông tin chung về tài nguyên du lịch: Tên gọi, vị trí, phạm vi, diện tích đất, (đất có) mặt nước đang sử dụng, chủ thể quản lý, sử dụng.

2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch.

3. Đặc điểm, tính chất của tài nguyên du lịch.

4. Giá trị của tài nguyên du lịch.

Điều 5. Đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch

1. Căn cứ kết quả điều tra, tài nguyên du lịch được đánh giá về giá trị, sức chứa, mức độ hấp dẫn, phạm vi ảnh hưởng và khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch.

2. Căn cứ kết quả đánh giá, tài nguyên du lịch quy định tại Điều 15 Luật Du lịch được phân loại thành tài nguyên du lịch cấp quốc gia và tài nguyên du lịch cấp tỉnh.

Điều 6. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch phù hợp với chiến lược phát triển du lịch, có trọng tâm, trọng điểm. Phương án điều tra có sử dụng toàn bộ hoặc một phần kết quả điều tra có liên quan đến tài nguyên du lịch do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành đã thực hiện;

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch;

c) Tổng hợp kết quả điều tra, tổ chức đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch;

d) Công bố và lưu trữ kết quả điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.

2. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ:

a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch;

b) Cung cấp dữ liệu liên quan đến tài nguyên du lịch thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ.

3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức điều tra tài nguyên du lịch theo kế hoạch, phương án điều tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Cung cấp dữ liệu liên quan đến tài nguyên du lịch thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3

Điều 7. Kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch

1. Kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn huy động hợp pháp khác.

2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương III

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI NHỮNG SẢN PHẨM DU LỊCH CÓ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE CỦA KHÁCH DU LỊCH

Điều 8. Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch

Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch khi có một hoặc một số hoạt động sau đây:

1. Bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù; đu dây mạo hiểm hành trình trên cao.

2. Đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác.

3. Lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay.

4. Thám hiểm hang động, rừng, núi.

Điều 9. Biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch

1. Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.

2. Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.

3. Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp.

4. Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.

5. Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trực tiếp kinh doanh các sản phẩm du lịch quy định tại Điều 8 Nghị định này:

a) Thực hiện các biện pháp quy định tại Điều 9 Nghị định này;

4

b) Thông báo bằng văn bản cho Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức kinh doanh sản phẩm du lịch chậm nhất 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh;

c) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm du lịch quy định tại Điều 8 Nghị định này, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm tra và công bố trên Cổng thông tin điện tử Danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng được các biện pháp bảo đảm an toàn, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các biện pháp bảo đảm an toàn và chỉ được kinh doanh sau khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 9 Nghị định này;

b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm du lịch quy định tại Điều 8 Nghị định này.

3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch:

a) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định tại Điều 9 Nghị định này của các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm du lịch trong phạm vi quản lý;

b) Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trực tiếp kinh doanh các sản phẩm du lịch;

c) Phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp xảy ra rủi ro đối với khách du lịch.

4. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành:

a) Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trực tiếp kinh doanh các sản phẩm du lịch;

b) Sử dụng dịch vụ do tổ chức, cá nhân thuộc Danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch cung cấp trong trường hợp không trực tiếp kinh doanh các sản phẩm du lịch này.

Chương IV

ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN ĐIỂM DU LỊCH, KHU DU LỊCH

Điều 11. Điều kiện công nhận điểm du lịch

1. Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.

2. Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch, bao gồm:

a) Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi;

5

b) Có điện, nước sạch;

c) Có biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch;

d) Có dịch vụ ăn uống, mua sắm.

3. Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;

b) Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch;

c) Có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;

d) Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;

đ) Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;

e) Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh

1. Có ít nhất 01 tài nguyên du lịch cấp tỉnh; có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.

2. Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch, bao gồm:

a) Có hệ thống điện lưới, hệ thống cung cấp nước sạch;

b) Có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng tối thiểu 100.000 lượt khách mỗi năm; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu 50.000 lượt khách lưu trú mỗi năm;

c) Có nội quy, hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về khu du lịch; có hệ thống biển chỉ dẫn, biển báo về giao thông, các cơ sở dịch vụ, các điểm tham quan;

d) Cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch.

3. Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia.

4. Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Có bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn;

b) Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức quản lý khu du lịch;

c) Có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch; có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;

d) Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;

6

đ) Có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý rác thải; có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt hoặc hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;

e) Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia

1. Có ít nhất 02 tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên du lịch cấp quốc gia; có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.

2. Có trong danh mục các khu vực tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch, bao gồm:

a) Có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng tối thiểu 500.000 lượt khách mỗi năm; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu 300.000 lượt khách lưu trú mỗi năm, trong đó có cơ sở lưu trú du lịch được công nhận hạng từ 4 sao trở lên;

b) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c, và d khoản 2 Điều 12 Nghị định này.

4. Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia.

5. Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải tập trung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;

b) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 4 Điều 12 Nghị định này.

Chương V

KINH DOANH DU LỊCH

Mục 1

KÝ QUỸ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH

Điều 14. Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ

1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;

7

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

3. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Điều 15. Nộp tiền ký quỹ và cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ

1. Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.

2. Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng; lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; trả lãi tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái với quy định tại Nghị định này.

3. Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Điều 16. Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ

1. Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:

a) Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;

b) Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký

8

quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Mục 2

CẤP, CẤP ĐỔI, CẤP LẠI, THU HỒI BIỂN HIỆU PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH

Điều 17. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch

1. Hồ sơ đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;

b) Bảng kê thông tin về trang thiết bị của từng phương tiện, chất lượng dịch vụ, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Du lịch;

c) Bản sao giấy đăng ký phương tiện hoặc giấy hẹn nhận giấy đăng ký phương tiện của cơ quan có thẩm quyền, bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện vận tải hoặc bản sao hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp biển hiệu:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị kinh doanh đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh;

b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với phương tiện là xe ô tô và 07 ngày làm việc đối với phương tiện thủy nội địa kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định, cấp biển hiệu cho phương tiện vận tải khách du lịch. Trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản hoặc qua địa chỉ giao dịch điện tử của đơn vị và nêu rõ lý do;

c) Trong quá trình thẩm định, Sở Giao thông vận tải kiểm tra thông tin về giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện trên hệ thống đăng kiểm Việt Nam; giấy phép kinh doanh vận tải đã cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải; cập nhật thông tin trên hệ thống dữ liệu giám sát hành trình và chỉ cấp biển hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của phương tiện đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

3. Biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này, có giá trị 07 năm và không quá niên hạn sử dụng còn lại của phương tiện.

Điều 18. Cấp đổi biển hiệu

1. Các trường hợp cấp đổi biển hiệu:

a) Thay đổi chủ sở hữu phương tiện vận tải khách du lịch hoặc thay đổi đơn vị kinh doanh

9

vận tải khách du lịch;

b) Biển hiệu hết hạn.

2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp đổi biển hiệu thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

Điều 19. Cấp lại biển hiệu

1. Biển hiệu được cấp lại khi bị mất hoặc hư hỏng.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại biển hiệu:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải gửi đơn đề nghị cấp lại biển hiệu theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này đến Sở Giao thông vận tải đã cấp biển hiệu cho phương tiện;

b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại biển hiệu, Sở Giao thông vận tải xem xét, cấp lại biển hiệu cho phương tiện vận tải. Trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản hoặc qua địa chỉ giao dịch điện tử của đơn vị và nêu rõ lý do.

3. Thời hạn sử dụng biển hiệu cấp lại được tính theo thời hạn còn lại của biển hiệu đã bị mất hoặc hư hỏng.

Điều 20. Thu hồi biển hiệu

1. Các trường hợp thu hồi biển hiệu phương tiện thủy nội địa vận tải khách du lịch:

a) Không bảo đảm điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật;

b) Phương tiện vận tải bị tai nạn giao thông, không còn bảo đảm trạng thái kỹ thuật hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện bị thu hồi;

c) Cho mượn biển hiệu đã được cấp để gắn vào phương tiện khác.

2. Đối với đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô, việc thu hồi biển hiệu được thực hiện theo quy định của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm thu hồi biển hiệu.

4. Đơn vị kinh doanh vận tải nộp lại biển hiệu khi có thông báo thu hồi của Sở Giao thông vận tải.

Mục 3

ĐIỀU KIỆN TỐI THIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ CỦA CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH

Điều 21. Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch

1. Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường,

10

khách sạn nổi và khách sạn thành phố.

a) Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;

b) Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;

c) Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;

d) Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.

2. Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

3. Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

4. Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

5. Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.

6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.

7. Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.

Điều 22. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn

1. Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.

2. Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.

3. Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.

4. Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.

5. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

6. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

7. Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

Điều 23. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với biệt thự du lịch

1. Điều kiện quy định tại các khoản 1, 5 và 6 Điều 22 Nghị định này.

11

2. Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.

Điều 24. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với căn hộ du lịch

1. Điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 22, khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

2. Người quản lý căn hộ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

Điều 25. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với tàu thủy lưu trú du lịch

1. Tàu trong tình trạng tốt, còn hạn đăng kiểm; có áo phao, phao cứu sinh, phương tiện thông tin liên lạc, tủ thuốc cấp cứu ban đầu.

2. Có điện, nước sạch; có thiết bị thu gom rác thải, nước thải bảo đảm vệ sinh môi trường.

3. Có khu vực đón tiếp khách, phòng ngủ (cabin), phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống.

4. Điều kiện quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều 22 Nghị định này.

5. Người quản lý, nhân viên phục vụ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng cứu hộ trên sông, biển.

Điều 26. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà nghỉ du lịch

1. Có điện, nước sạch và hệ thống thoát nước.

2. Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh chung trong trường hợp phòng ngủ không có phòng tắm, vệ sinh riêng.

3. Điều kiện quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 22 Nghị định này.

Điều 27. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

1. Có đèn chiếu sáng, nước sạch.

2. Có khu vực sinh hoạt chung; có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.

3. Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

4. Chủ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

Điều 28. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với bãi cắm trại du lịch

1. Có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, đỗ xe, phòng tắm, vệ sinh chung.

2. Có nước sạch.

3. Có dụng cụ, trang thiết bị dựng lều trại; có tủ thuốc cấp cứu ban đầu.

12

4. Có nhân viên bảo vệ trực khi có khách.

5. Điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 22 Nghị định này.

Điều 29. Kiểm tra, giám sát điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch

1. Trước khi đi vào hoạt động chậm nhất 15 ngày, cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch về những nội dung sau:

a) Tên, loại hình, quy mô cơ sở lưu trú du lịch;

b) Địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch, thông tin về người đại diện theo pháp luật;

c) Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại Điều 49 Luật Du lịch và Nghị định này.

2. Căn cứ kế hoạch công tác được phê duyệt hoặc trong trường hợp đột xuất theo quy định của pháp luật, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm tổ chức kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc công tác kiểm tra, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải gửi thông báo bằng văn bản về kết quả kiểm tra đến cơ sở lưu trú du lịch.

Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch không đáp ứng điều kiện tối thiểu tương ứng với loại hình cơ sở lưu trú du lịch theo quy định tại Nghị định này, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu cơ sở lưu trú du lịch bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch phù hợp. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch.

3. Trong trường hợp cơ sở lưu trú nộp hồ sơ đề nghị xếp hạng cùng thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Du lịch kết hợp kiểm tra điều kiện tối thiểu và thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.

Chương VI

QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Điều 30. Nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

1. Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được hình thành từ các nguồn sau:

a) Vốn điều lệ của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch do ngân sách nhà nước cấp trong 03 năm đầu. Việc cấp vốn thực hiện sau khi Thủ tướng quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ;

b) Hàng năm, ngân sách nhà nước bổ sung kinh phí bằng 10% tổng số thu ngân sách hàng năm từ nguồn thu phí cấp thị thực và các giấy tờ có liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài và 5% tổng số thu ngân sách hàng năm từ nguồn thu phí tham quan khu

13

du lịch, điểm du lịch;

c) Nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện, hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

d) Tiền lãi từ tiền gửi của Quỹ tại ngân hàng;

đ) Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Số dư kinh phí năm trước của Quỹ được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

2. Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; khoản 4 Điều 2 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp

1. Cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận hạng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Nghị định này có hiệu lực được công nhận là đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch cho đến hết thời hạn theo quyết định công nhận hạng.

2. Trong thời gian Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa công bố danh mục tài nguyên du lịch, các khu du lịch được xem xét, công nhận là khu du lịch cấp tỉnh, khu du lịch quốc gia căn cứ tính chất của tài nguyên du lịch hiện có và đáp ứng các điều kiện còn lại.

3. Phương tiện vận tải đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được áp dụng cho đến hết thời hạn của biển hiệu.

Điều 33. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

14

33/2018/TT-BTC


Hiệu lực văn bản: Hết Hiệu lực một phần
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ, GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NỘI ĐỊA; PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH; LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NƯỚC NGOÀI

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ, GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NỘI ĐỊA; PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH; LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NƯỚC NGOÀI

Bộ Tài chính
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 33/2018/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ, GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NỘI ĐỊA; PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH; LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015

Căn cứ Luật du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật phí và lệ phí

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài.

2. Thông tư này áp dụng đối với:

a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch và cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài.

b) Cơ quan có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về du lịch theo quy định tại Luật du lịch;

2

c) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch và lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài.

Điều 2. Người nộp phí, lệ phí

1. Tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch phải nộp phí theo quy định tại Thông tư này.

2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài khi được cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Tổ chức thu phí, lệ phí

Tổ chức thu phí, lệ phí quy định tại Thông tư này là Tổng cục Du lịch; Sở Văn hóa thể thao du lịch; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 4. Mức thu phí, lệ phí

Mức thu phí, lệ phí được quy định như sau:

1. Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:

a) Cấp mới: 3.000.000 đồng/giấy phép;

b) Cấp đổi: 2.000.000 đồng/giấy phép;

c) Cấp lại: 1.500.000 đồng/giấy phép.

2. Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch (bao gồm: cấp mới, cấp đổi, cấp lại):

a) Đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa: 650.000 đồng/thẻ;

b) Đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm: 200.000 đồng/thẻ.

3. Lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài:

a) Cấp mới: 3.000.000 đồng/Giấy phép.

b) Cấp lại, Điều chỉnh, gia hạn: 1.500.000 đồng/Giấy phép

Điều 5. Kê khai, nộp và quản lý phí, lệ phí của tổ chức thu

1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài Khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán theo năm theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 19 và Khoản 2 Điều 26 của Thông tư

3

số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

3. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện nộp toàn bộ số tiền phí, lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Chương, Mục, tiểu Mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí, lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định.

4. Đối với năm 2018, trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước thuộc diện khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật phí và lệ phí, đã được cấp có thẩm quyền giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018, trong đó bao gồm các Khoản phí thuộc phạm vi Điều chỉnh của Thông tư này thì thực hiện quản lý và sử dụng phí như sau:

a) Đối với phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:

Tổ chức thu phí được trích để lại 90% tổng số tiền phí thẩm định thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước. Tiền phí để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật phí và lệ phí; trong đó, các Khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, bao gồm cả: Chi thiết lập Phần mềm quản lý, thiết lập hệ thống mạng, thuê máy chủ và duy trì hệ thống mạng phục vụ công tác cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; Tập huấn nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ lữ hành.

b) Đối với phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch: Tổ chức thu phí được để lại tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí, như sau: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Du lịch được để lại 60% tổng số tiền phí thu được; trích chuyển 30% tổng số tiền phí thu được cho Tổng cục Du lịch và nộp 10% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Chương, Mục, tiểu Mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.

Tổng cục Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Du lịch quản lý và sử dụng số tiền phí thu được theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật phí và lệ phí. Trong đó, các Khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, bao gồm cả: Chi thiết lập Phần mềm quản lý, thiết lập hệ thống mạng, thuê máy chủ và duy trì hệ thống mạng phục vụ công tác cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; Tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch; Chi tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức định kỳ để cấp đổi thẻ hướng dẫn viên.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 5 năm 2018 và thay thế Thông tư số 177/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế

4

độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên; lệ phí cấp phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam.

2. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

35/2020/TT-BTC


Hiệu lực văn bản: Hết Hiệu lực
THÔNG TƯ Quy định mức thu, nộp phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

THÔNG TƯ Quy định mức thu, nộp phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

Bộ Tài chính
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 35/2020/TT-BTC Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2020

THÔNG TƯ

Quy định mức thu, nộp phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, nộp phí thẩm định Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

Điều 1. Mức thu, nộp phí thẩm định Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

Tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch nộp phí như sau:

1. Kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, nộp phí bằng 50% mức thu phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài (sau đây gọi là Thông tư số 33/2018/TT-BTC).

Trong thời gian có hiệu lực của Thông tư này, không nộp phí thẩm định Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mức phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư số 33/2018/TT-BTC.

2. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, nộp phí thẩm định Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư số 33/2018/TT-BTC.

2

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.

2. Các nội dung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, tổ chức thu phí, mức thu, kê khai, nộp phí và các nội dung khác liên quan không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BTC.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

94/2021/NĐ-CP


Hiệu lực văn bản: Còn Hiệu lực
NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 14 CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 168/2017/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH VỀ MỨC KÝ QUỸ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH

NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 14 CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 168/2017/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH VỀ MỨC KÝ QUỸ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH

Chính phủ
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 94/2021/NĐ-CP Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 14 CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 168/2017/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH VỀ MỨC KÝ QUỸ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 14 như sau:

“1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.

2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng”.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Ngân hàng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm như sau:

a) Thu hồi Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đã cấp cho doanh nghiệp, cấp mới Giấy chứng nhận tiền ký quỹ theo mức ký quỹ quy định tại Điều 1 Nghị định này và hoàn

2

trả số tiền chênh lệch giữa mức ký quỹ theo quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch và Nghị định này cho doanh nghiệp kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực;

b) Gửi danh sách, thông tin doanh nghiệp đã tiến hành đổi giấy chứng nhận tiền ký quỹ về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định trong thời gian 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp đổi giấy chứng nhận tiền ký quỹ.

3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm như sau:

a) Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 có thể đổi Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mức quy định tại Điều 1 Nghị định này và gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đổi;

b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, doanh nghiệp ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại Nghị định này phải đổi Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mức ký quỹ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 và gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đổi.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại Điều 1 Nghị định này được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.

3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017./.

3

Biểu mẫu thực hiện

Bao gồm

Mau so 05 PLII TT06.2017

IV. Yêu cầu và điều kiện thực hiện #

(1) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

(2) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam: 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng);

(3) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

– Chuyên ngành về lữ hành được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:

(3.1) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

(3.2) Quản trị lữ hành;

(3.3) Điều hành tour du lịch;

(3.4) Marketing du lịch;

(3.5) Du lịch;

(3.6) Du lịch lữ hành;

(3.7) Quản lý và kinh doanh du lịch;

(3.8) Quản trị du lịch MICE;

(3.9) Đại lý lữ hành;

(3.10) Hướng dẫn du lịch;

(3.11) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2018;

(3.12) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm (3.11) và (3.12) thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.

V. Thủ tục thực hiện #

Click hoặc chạm vào từng bước để xem thông tin

THÔNG TIN CỦA BƯỚC: #

VI. Cách thức & lệ phí thực hiện #

VII. Thành phần hồ sơ #

TroLyPhapLuat.ai

Khám phá thêm

Thông tin về chủ sở hữu Website:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIETDEVELOPERS

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0109967130 do Sở KH&ĐT TP.Hà Nội cấp ngày 15/04/2022.
Đăng ký lần đầu: ngày 15 tháng 04 năm 2022. Đăng ký thay đổi lần thứ 1: ngày 10 tháng 5 năm 2023 .
Địa chỉ trụ sở chính: Số 25, ngách 18 ngõ 91 Ngô Thì Sỹ., Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: Số 25B, ngõ 139 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0374.647.306
Email: lienhe@trolyphapluat.ai