Thủ tục Xét cho phép sử dụng thẻ đi lại của Doanh nhân APEC (ABTC)

I. Thông tin chung #

II. Căn cứ pháp lý #

III. Văn bản liên quan #

Văn bản pháp lý

136/2007/NĐ-CP


Hiệu lực văn bản: Hết Hiệu lực
NGHỊ ĐỊNH Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam CHÍNH PHỦ

NGHỊ ĐỊNH Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam CHÍNH PHỦ

Chính phủ
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 136/2007/NĐ-CP Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt .

Điều 2. Công dân Việt được cấp hộ chiếu quốc gia hoặc giấy tờ khác phù hợp để xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định tại Nghị định này và Điều ước quốc tế mà Việt ký kết hoặc gia nhập.

Điều 3.

1. Công dân Việt Nam mang hộ chiếu quốc gia nêu tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này được xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu của Việt Nam. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

2. Công dân Việt Nam mang giấy tờ khác nêu tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này được xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu của Việt Nam theo quy định với từng loại giấy và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

3. Công dân Việt mang giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt cấp được xuất cảnh, nhập cảnh Việt không cần thị thực.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VIỆT

Điều 4.

1. Các giấy tờ sau đây cấp cho công dân Việt để xuất cảnh, nhập cảnh:

a) Hộ chiếu quốc gia, bao gồm:

- Hộ chiếu ngoại giao;

- Hộ chiếu công vụ;

- Hộ chiếu phổ thông.

b) Giấy tờ khác bao gồm:

2

- Hộ chiếu thuyền viên;

- Giấy thông hành biên giới;

- Giấy thông hành nhập xuất cảnh;

- Giấy thông hành hồi hương;

- Giấy thông hành.

2. Thời hạn của các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh:

a) Hộ chiếu quốc gia:

- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm. Việc gia hạn phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày;

- Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn;

- Thời hạn của hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc cấp cho công dân kèm theo trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

b) Các giấy tờ khác :

- Giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông hành hồi hương có giá trị không quá 12 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn;

- Giấy thông hành có giá trị không quá 6 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

- Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu thuyền viên được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm. Việc gia hạn phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày.

3. Hộ chiếu quốc gia là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt .

Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế giấy chứng minh nhân dân.

Hộ chiếu phổ thông cấp trong nước và cấp ở nước ngoài có hình thức và nội dung như nhau nhưng có ký hiệu riêng để thuận lợi trong quản lý.

Điều 5.

1. Giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh được cấp riêng cho từng công dân.

2. Hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi và không được gia hạn.

3. Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu quốc gia của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp cho đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi và không được gia hạn.

Điều 6. Hộ chiếu ngoại giao cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này cử hoặc quyết

3

định cho ra nước ngoài, phù hợp với tính chất của chuyến đi:

1. Thuộc Đảng Cộng sản Việt :

- Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

- Các vị nguyên là Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng;

- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng;

- Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng;

- Giám đốc, Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Website của Đảng; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương;

- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy khối cơ quan Trung ương, khối doanh nghiệp Trung ương;

- Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2. Thuộc Quốc hội:

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;

- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

- Trưởng ban, Phó Trưởng các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Đại biểu Quốc hội;

- Trợ lý, thư ký của Chủ tịch Quốc hội.

3. Thuộc Chủ tịch nước:

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;

- Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;

- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;

- Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Chủ tịch nước.

4. Thuộc Chính phủ:

- Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các vị nguyên là Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;

4

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;

- Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng và cấp tương đương thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan do Thủ tướng Chính phủ thành lập; Chính ủy, Phó Chính ủy, Tư lệnh, Phó Tư lệnh các Tổng cục, Bộ Tư lệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng; sĩ quan có cấp hàm từ Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên đang phục vụ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;

- Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Thủ tướng Chính phủ;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Phân ban Việt trong Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ Việt và nước ngoài.

5. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

6. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

7. Thuộc cơ quan Nhà nước ở địa phương:

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

8. Thuộc các đoàn thể và tổ chức nhân dân cấp Trung ương:

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt ;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt ;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt ;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt ;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt ;

- Bí thư thứ nhất, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt ;

- Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt ;

- Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt ;

- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt ;

- Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt .

9. Những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

10. Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.

11. Vợ hoặc chồng của những người thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều

5

này cùng đi theo hành trình công tác; vợ (hoặc chồng), con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định tại khoản 9 Điều này cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

12. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu đối ngoại hoặc lễ tân nhà nước và tính chất chuyến đi công tác, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu ngoại giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu ngoại giao theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này cho những người không thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này.

Điều 7. Hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây, được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này cử ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của cơ quan đó:

1. Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

3. Nhân viên cơ quan đại diện của Việt ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt thường trú ở nước ngoài.

4. Vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người nêu tại khoản 3 Điều này cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

5. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất của chuyến đi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu công vụ theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này cho những người không thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này.

Điều 8. Hộ chiếu phổ thông cấp cho mọi công dân Việt .

Điều 9. Hộ chiếu thuyền viên cấp cho công dân Việt là thuyền viên để xuất nhập cảnh theo tàu biển hoặc phương tiện thuỷ nội địa hoạt động tuyến quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải.

Điều 10. Giấy thông hành biên giới và giấy thông hành nhập xuất cảnh cấp cho công dân Việt qua lại nước có chung biên giới với Việt , theo Điều ước quốc tế giữa Việt với nước đó.

Điều 11. Giấy thông hành hồi hương cấp cho công dân Việt định cư ở nước ngoài nhập cảnh về thường trú ở Việt .

Điều 12. Giấy thông hành cấp cho công dân Việt không định cư ở nước ngoài để nhập cảnh về thường trú ở Việt trong những trường hợp sau đây:

1. Không được nước ngoài cho cư trú.

2. Phải về nước theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt mà không có hộ chiếu quốc gia.

6

3. Có nguyện vọng về nước nhưng không có hộ chiếu quốc gia.

Điều 13.

1. Người được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản cẩn thận, không được tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong giấy tờ đó, không được cho người khác sử dụng, không được sử dụng trái với pháp luật Việt Nam.

2. Người được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh có trách nhiệm khai báo nếu bị mất giấy tờ đó theo quy định như sau:

a) Nếu người đó đang ở trong nước thì phải khai báo ngay bằng văn bản với cơ quan cấp giấy tờ đó hoặc với cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nếu giấy tờ bị mất do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp. Trường hợp bị mất hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ thì ngoài việc khai báo trên, người được cấp phải báo cáo ngay với cơ quan cử mình ra nước ngoài.

b) Nếu người đang ở nước ngoài thì phải khai báo ngay bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền nước sở tại và cơ quan đại diện Việt ở nước ngoài nơi gần nhất.

3. Các cơ quan Việt Nam nêu tại khoản 2 Điều này khi nhận được văn bản khai báo mất giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công an (Cục Quản lý xuất nhập cảnh) để hủy giá trị sử dụng của giấy tờ đó. Giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh đã bị hủy thì không được khôi phục, trừ trường hợp vì lý do nhân đạo, cấp thiết.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VIỆT

Điều 14.

1. Công dân Việt đang ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ nộp hồ sơ tại Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao hoặc tại cơ quan Ngoại vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Bộ Ngoại giao.

Hồ sơ gồm:

- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định;

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền nêu tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này về việc cử hoặc quyết định cho ra nước ngoài;

- Bản sao giấy khai sinh nếu người đề nghị cấp hộ chiếu dưới 14 tuổi;

- Giấy tờ chứng minh thuộc diện cùng đi theo hoặc đi thăm nếu người đề nghị cấp hộ chiếu thuộc diện nêu tại khoản 11 Điều 6 và khoản 4 Điều 7 Nghị định này.

Trường hợp cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 14 tuổi thuộc diện quy định tại khoản 11 Điều 6, khoản 4 Điều 7 Nghị định này được đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.

2. Thời hạn xem xét cấp hộ chiếu: cơ quan cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trả kết quả cho người đề nghị trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

7

Điều 15.

1. Công dân Việt ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo một trong các cách sau đây:

a) Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi đang tạm trú.

b) Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú và đề nghị được nhận kết quả qua đường bưu điện. Việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện theo thủ tục do Bộ Công an và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt quy định.

c) Ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú. Việc ủy thác thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

2. Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an.

3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm có:

a) Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại các điểm a và c khoản 1 Điều này:

- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 14 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.

- Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.

Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đề nghị cấp hộ chiếu còn giá trị để đối chiếu.

b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nêu tại điểm b khoản 1 Điều này:

- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã nơi đăng ký thường trú.

- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.

4. Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí hộ chiếu theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp lệ phí cùng với hồ sơ và thanh toán cước phí chuyển, phát cho Bưu điện.

5. Thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả:

a) Đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

b) Đối với trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả

8

trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

6. Trưởng Công an phường, xã nơi công dân thường trú phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận trong tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu của công dân.

7. Cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân được người đề nghị cấp hộ chiếu ủy thác nộp hồ sơ và nhận kết quả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đối chiếu chính xác giữa người đề nghị cấp hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân và tờ khai của họ.

Điều 16.

1. Công dân Việt đang ở nước ngoài đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông thì nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện Việt ở nước ngoài.

Hồ sơ gồm :

- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định;

- Giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt ;

- Bản sao giấy khai sinh nếu người đề nghị cấp hộ chiếu dưới 14 tuổi.

Trường hợp cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 14 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu của mình.

2. Cơ quan đại diện Việt ở nước ngoài trả kết quả cho người đề nghị trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Điều 17. Thủ tục, trình tự cấp hộ chiếu thuyền viên do Bộ Giao thông vận tải quy định.

Điều 18. Thủ tục, trình tự cấp giấy thông hành biên giới và giấy thông hành nhập xuất cảnh do Bộ Công an quy định, phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt ký kết với nước liên quan.

Điều 19. Thủ tục, trình tự cấp giấy thông hành hồi hương cho công dân Việt định cư ở nước ngoài hồi hương về thường trú ở Việt do Bộ Công an và Bộ Ngoại giao quy định.

Điều 20. Thủ tục, trình tự cấp giấy thông hành cho công dân Việt không định cư ở nước ngoài về thường trú ở Việt do Bộ Công an quy định.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CHƯA ĐƯỢC XUẤT CẢNH, CHƯA ĐƯỢC CẤP GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VIỆT

Điều 21. Công dân Việt ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về

9

dân sự, kinh tế.

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

Điều 22.

1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt xuất cảnh :

a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này.

c) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này.

d) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.

đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này.

2. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại các điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều này khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an để thực hiện.

3. Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh.

4. Người quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều 23. Người Việt đang ở nước ngoài chưa được cơ quan đại diện Việt ở nước ngoài cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

1. Không có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt .

2. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội theo quyết định của Bộ trưởng Bộ

10

Công an.

Điều 24. Người thuộc diện nêu tại Điều 21 và Điều 23 Nghị định này chưa được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt . Trường hợp đã cấp thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an thực hiện việc hủy giá trị sử dụng giấy tờ đó.

Điều 25. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện người thuộc diện nêu tại Điều 21 và Điều 23 Nghị định này đã có hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đang làm thủ tục để đề nghị cấp giấy tờ đó, có trách nhiệm thông báo kèm theo bằng chứng cụ thể cho các cơ quan có thẩm quyền nêu tại Điều 22 Nghị định này xem xét, quyết định không cấp hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ngăn chặn người đó xuất cảnh.

Điều 26.

1. Bộ Công an thống nhất quản lý danh sách công dân chưa được xuất cảnh nêu tại Điều 21 Nghị định này và công dân chưa được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh nêu tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

2. Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cho xuất cảnh đối với những người chưa được xuất cảnh nêu tại Điều 21 Nghị định này.

Chương V

QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM, THẨM QUYỀN CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

Điều 27. Bộ Công an là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt , có trách nhiệm:

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan soạn thảo, ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành hoặc kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

2. Cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh cho công dân Việt Nam đang ở trong nước, giấy thông hành cho công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước do không được nước ngoài cho cư trú.

3. Ban hành mẫu các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh và các biểu mẫu cần thiết sau khi tham khảo ý kiến các Bộ, ngành liên quan; in ấn, quản lý và cung ứng ấn phẩm trắng các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh cho các cơ quan cấp phát các loại giấy tờ này.

4. Thực hiện việc thu hồi, hủy giá trị sử dụng của các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; khôi phục giá trị sử dụng của các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh đã bị hủy quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này.

5. Kiểm soát, kiểm chứng giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh đối với công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu; hướng dẫn các đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh ở các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý về thủ tục, biểu mẫu, trình tự thực hiện việc kiểm soát, kiểm

11

chứng giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh.

6. Xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân; hướng dẫn các cơ quan liên quan về cách thức phát hiện giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh giả.

7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt ; chủ trì thực hiện việc tiếp nhận công dân Việt không được phía nước ngoài cho cư trú.

8. Thống kê nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan để đảm bảo chế độ quản lý thống nhất thông tin trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Điều 28. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn thủ tục, trình tự cấp, gia hạn, sửa đổi hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.

2. Cấp, gia hạn, sửa đổi hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước; thông báo cho Bộ Công an danh sách nhân sự người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ngay sau khi cấp.

3. Thông báo cho Bộ Công an danh sách nhân sự những người trình báo mất hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ để hủy giá trị sử dụng.

4. Trao đổi với Bộ Công an để khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đã bị hủy nêu tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này.

5. Cung cấp cho Bộ Công an những thông tin, tài liệu cần thiết về các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về cấp, sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ để Bộ Công an xử lý.

6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an trong việc đàm phán, ký kết hoặc gia nhập Điều ước quốc tế liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt theo quy định của Chính phủ.

Điều 29. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn thủ tục, trình tự cấp, gia hạn, sửa đổi hộ chiếu thuyền viên.

2. Cấp, sửa đổi, gia hạn hộ chiếu thuyền viên; thông báo cho Bộ Công an danh sách nhân sự người được cấp hộ chiếu thuyền viên ngay sau khi cấp và danh sách nhân sự những người trình báo mất hộ chiếu thuyền viên.

3. Cung cấp cho Bộ Công an những thông tin, tài liệu cần thiết về các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về cấp, sử dụng hộ chiếu thuyền viên để Bộ Công an xử lý.

Điều 30. Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng) có trách nhiệm:

1. Kiểm soát, kiểm chứng hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt khi xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ đội Biên phòng quản lý.

2. Cung cấp cập nhật cho Bộ Công an danh sách công dân Việt đã xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu do Bộ đội Biên phòng quản lý.

12

3. Trao đổi với Bộ Công an về tình hình, kết quả xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam tại các cửa khẩu do Bộ đội Biên phòng quản lý; kịp thời trao đổi để Bộ Công an phối hợp chỉ đạo việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc liên quan đến đối ngoại.

Điều 31. Cơ quan đại diện Việt ở nước ngoài có trách nhiệm:

1. Cấp, gia hạn, sửa đổi hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo thông báo của Bộ Ngoại giao.

2. Cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao.

3. Cấp giấy thông hành hồi hương, giấy thông hành theo thông báo của Bộ Công an.

4. Thông báo cho Bộ Công an danh sách nhân sự những người được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh ngay sau khi cấp và danh sách những người trình báo mất giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, theo mẫu của Bộ Công an.

Điều 32.

1. Cơ quan có thẩm quyền cử những người thuộc diện nêu tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này ra nước ngoài gồm:

a) Thuộc Đảng Cộng sản Việt :

- Bộ Chính trị Trung ương Đảng;

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Các Ban trực thuộc Trung ương Đảng;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương.

b) Thuộc Quốc hội:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;

- Các Ủy ban của Quốc hội;

- Các Ban của Ủy ban Thường vụ của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội.

c) Văn phòng Chủ tịch nước.

d) Thuộc Chính phủ:

- Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

13

đ) Tòa án nhân dân tối cao.

e) Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

g) Thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương:

- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

h) Thuộc các đoàn thể và tổ chức nhân dân ở Trung ương :

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt ;

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt ;

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt ;

- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Hội Nông dân Việt ;

- Hội Cựu chiến binh Việt ;

- Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt ;

- Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt ;

- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt ;

- Liên minh Hợp tác xã Việt ;

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt .

2. Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể ủy quyền cho đơn vị trực thuộc trong việc cử cán bộ, công chức ra nước ngoài.

3. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền nêu tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm ban hành quy chế quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức do mình quản lý.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33.

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Công dân Việt Nam có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật khi bị từ chối cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh hoặc khi bị thông báo chưa cho xuất cảnh hoặc khi các cơ quan cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh không thực hiện đúng các quy định của Nghị định này.

Điều 34. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo

14

và thay thế các quy định sau đây:

- Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

- Các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định tại Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 35. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 36. Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải tổ chức việc nối mạng máy tính với Bộ Công an để truyền dữ liệu thông tin về nhân sự người được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh ngay sau khi cấp; Bộ Ngoại giao hướng dẫn cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc nối mạng máy tính với Bộ Công an để truyền dữ liệu thông tin nhân sự người Việt Nam được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh ngay sau khi cấp; Bộ Quốc phòng tổ chức việc nối mạng máy tính với Bộ Công an để truyền dữ liệu thông tin kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh của người Việt Nam qua lại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, ngay sau khi công dân xuất cảnh, nhập cảnh.

Điều 37. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông vận tải quy định về lệ phí cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; hướng dẫn việc trích từ tiền thu lệ phí cấp phát giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh để sử dụng vào việc mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ việc cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; máy móc, thiết bị phát hiện giấy tờ có nghi vấn giả; việc xử lý vi phạm hành chính và các việc khác phục vụ yêu cầu quản lý xuất nhập cảnh của công dân.

Điều 38. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

28/2016/TT-BCA


Hiệu lực văn bản: Còn Hiệu lực
THÔNG TƯ Hướng dẫn thực hiện Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC

THÔNG TƯ Hướng dẫn thực hiện Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC

Bộ Công an
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 28/2016/TT-BCA Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2016

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC

Căn cứ Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC và Quyết định số 54/2015/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC ban hành kèm theo Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn:

a) Thủ tục cấp mới, cấp lại và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC (sau đây viết tắt là thẻ ABTC) đối với doanh nhân Việt ;

b) Việc xét duyệt nhân sự để cấp thẻ ABTC và việc cấp chứng nhận tạm trú đối với doanh nhân nước ngoài.

2. Thông tư này áp dụng đối với doanh nhân Việt ; doanh nhân nước ngoài; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan đến việc cấp, sử dụng, quản lý thẻ ABTC.

Điều 2. Giá trị sử dụng của thẻ ABTC

1. Thẻ ABTC có giá trị thay thị thực nhập cảnh vào các nước và vùng lãnh thổ là thành viên tham gia chương trình thẻ ABTC (sau đây viết tắt là nền kinh tế thành viên) có tên trên thẻ.

2. Thẻ ABTC đã bị hủy giá trị sử dụng sẽ không được khôi phục (kể cả trường hợp tìm lại được thẻ), nếu doanh nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng thẻ ABTC thì phải làm thủ tục đề nghị cấp thẻ mới.

Điều 3. Việc trình báo, hủy giá trị thẻ ABTC bị mất

2

1. Doanh nhân bị mất thẻ ABTC, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện mất phải trình báo với Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an theo mẫu X09 ban hành kèm theo Thông tư này. Doanh nhân nước ngoài đang cư trú ở Việt phải trình báo với Cục Quản lý xuất nhập cảnh và đồng thời thông báo cho cơ quan đại diện của nền kinh tế thành viên đã cấp thẻ ABTC cho mình.

2. Khi tiếp nhận đơn trình báo của doanh nhân, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp giấy xác nhận cho người đó; thực hiện việc hủy giá trị thẻ; đồng thời thông báo cho nền kinh tế thành viên biết việc hủy giá trị thẻ bị mất.

Chương II

VỀ VIỆC CẤP MỚI, CẤP LẠI THẺ ABTC ĐỐI VỚI DOANH NHÂN VIỆT

Điều 4. Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả

1. Doanh nhân đề nghị cấp mới, cấp lại thẻ ABTC trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Trường hợp cơ quan, doanh nghiệp cử cán bộ, nhân viên nộp hồ sơ và nhận kết quả cho doanh nhân thì người được cử phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, doanh nghiệp, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng của bản thân.

2. Doanh nhân có thể truy cập vào “Trang web tiếp nhận tờ khai điện tử” của Cục Quản lý xuất nhập cảnh để nhập thông tin theo Mẫu X05 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Doanh nhân đề nghị cấp mới, cấp lại thẻ ABTC có thể ủy thác cho doanh nghiệp bưu chính nhận kết quả.

Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp mới thẻ ABTC (cấp lần đầu, cấp lại khi thẻ hết hạn)

1. 01 tờ khai Mẫu X05, có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của Thủ trưởng doanh nghiệp hoặc cơ quan tổ chức cán bộ của các ngành kinh tế, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hoạt động của các doanh nghiệp;

2. 02 ảnh mới chụp, cỡ 3cm x 4cm, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, phông nền màu trắng;

3. Văn bản thông báo đề nghị cấp thẻ hoặc văn bản cho phép sử dụng thẻ của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 54/2015/QĐ-TTg.

Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ ABTC

1. Thẻ ABTC còn giá trị sử dụng nhưng doanh nhân đề nghị cấp lại thì ngoài các giấy tờ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5, phải nộp thêm:

a) Doanh nhân giữ nguyên vị trí công tác so với lần cấp thẻ trước đó thì nộp lại thẻ cũ và văn bản xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp nơi doanh nhân làm việc;

b) Doanh nhân thay đổi vị trí công tác so với lần cấp thẻ trước đó thì nộp thẻ cũ và văn bản như quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

2. Cấp lại thẻ trong các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều này, ngoài các giấy tờ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5, phải nộp thêm:

3

a) Trường hợp cấp lại do thẻ còn giá trị sử dụng nhưng doanh nhân được cấp

hộ chiếu mới thì nộp kèm thẻ cũ và bản chụp hộ chiếu mới;

b) Trường hợp cấp lại do bị cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên thông báo thẻ không còn giá trị nhập cảnh thì nộp lại thẻ đó và văn bản thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh;

c) Trường hợp cấp lại do thẻ bị mất thì nộp giấy xác nhận của Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Trường hợp khi mất thẻ chưa trình báo thì nộp đơn trình bày về việc mất thẻ;

d) Trường hợp thẻ ABTC bị hư hỏng thì nộp lại thẻ đó;

đ) Trường hợp doanh nhân đã được cấp có thẩm quyền (cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án các cấp) có văn bản kết luận không còn vi phạm pháp luật hoặc đã chấp hành xong các nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ khác về tài chính thì nộp lại thẻ và văn bản kết luận của các cơ quan đó.

3. Trường hợp doanh nhân đề nghị bổ sung tên nền kinh tế thành viên thì nộp lại thẻ và văn bản của cơ quan, doanh nghiệp nơi doanh nhân làm việc.

Điều 7. Về việc đề nghị cấp mới, cấp lại thẻ ABTC qua hệ thống điện tử của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh

1. Người đề nghị cấp mới, cấp lại thẻ ABTC có thể truy cập vào hệ thống điện tử của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh (sau đây viết tắt là trang Web XNC) tại địa chỉ https://www.vnimm.gov.vn để khai tờ khai điện tử theo Mẫu X05.

2. Trong thời gian 10 ngày kể từ khi khai đầy đủ thông tin vào tờ khai điện tử, người đề nghị cấp thẻ sử dụng chức năng đặt lịch hẹn trên trang Web XNC để lựa chọn thời điểm đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh nộp hồ sơ. Sau thời gian này, thông tin về tờ khai điện tử sẽ tự động xóa trên trang Web XNC.

3. Thủ tục hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại thẻ ABTC qua trang Web XNC thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

4. Người đề nghị cấp mới, cấp lại thẻ ABTC qua trang Web XNC có thể nộp lệ phí trực tuyến qua tài khoản của Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Điều 8. Thời hạn của thẻ ABTC cấp cho doanh nhân Việt

1. Thẻ ABTC cấp cho doanh nhân Việt có thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp.

2. Trường hợp hộ chiếu của doanh nhân còn thời hạn dưới 05 năm thì thời hạn của thẻ mới được cấp bằng với thời hạn của hộ chiếu đó.

3. Trường hợp thẻ ABTC được cấp lại vì các lí do sau thì thời hạn của thẻ mới được cấp bằng với thời hạn còn lại của thẻ cũ:

a) Doanh nhân được cấp hộ chiếu mới;

4

b) Doanh nhân bị một nền kinh tế thành viên trở lên thông báo thẻ ABTC không còn giá trị nhập cảnh nền kinh tế thành viên đó;

c) Thẻ ABTC của doanh nhân bị mất;

d) Thẻ ABTC của doanh nhân bị hư hỏng;

đ) Doanh nhân đề nghị bổ sung nền kinh tế thành viên vào thẻ ABTC.

Chương III

VỀ VIỆC XÉT DUYỆT NHÂN SỰ VÀ CẤP CHỨNG NHẬN TẠM TRÚ CHO DOANH NHÂN NƯỚC NGOÀI

Điều 9. Việc xét duyệt nhân sự cấp thẻ ABTC cho doanh nhân nước ngoài

1. Doanh nhân nước ngoài đề nghị được cấp thẻ ABTC để nhập cảnh Việt Nam phải thông qua cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên mà người đó là công dân để làm thủ tục (trường hợp doanh nhân nước ngoài thường trú tại Hồng Kông phải thông qua cơ quan có thẩm quyền của Hồng Kông).

2. Cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên gửi dữ liệu đầy đủ nhân thân của người đề nghị cấp thẻ ABTC đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông qua hệ thống xử lý hồ sơ xét duyệt của khối APEC.

3. Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, trao đổi kết quả xét duyệt cấp thẻ ABTC với cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg.

Điều 10. Cấp chứng nhận tạm trú cho doanh nhân nước ngoài

1. Người sử dụng thẻ ABTC nhập cảnh Việt Nam được đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế cấp chứng nhận tạm trú 90 ngày cho mỗi lần nhập cảnh.

2. Trường hợp thẻ ABTC còn thời hạn dưới 90 ngày thì cấp chứng nhận tạm trú bằng thời hạn của thẻ.

3. Trường hợp doanh nhân bị mất hộ chiếu và đã được cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên mà mình là công dân cấp hộ chiếu mới thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp tạm trú bằng thời hạn chứng nhận tạm trú đã cấp tại cửa khẩu.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2016.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 10/2006/TT-BCA ngày 18/9/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC ban hành kèm theo Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Điều 2 Thông tư số 07/2013/TT-BCA ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điểm

5

của Thông tư số 27/2007/TT-BCA ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước và Thông tư số 10/2006/TT-BCA.

Điều 12. Điều khoản chuyển tiếp

Thẻ ABTC do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho doanh nhân Việt Nam trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu còn thời hạn thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trong thẻ.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan thực hiện Thông tư này./.

Biểu mẫu thực hiện

+ Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên; Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam thuộc tỉnh Thái Nguyên; Doanh nhân làm việc tại các doanh nghiệp do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập nhưng đã được cổ phần hóa, không còn vốn nhà nước chi phối có trụ sở đặt tại tỉnh thành phần hồ sơ bao gồm

MẪU ĐƠN

+ Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thái Nguyên được giao nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động kinh tế khác của khối APEC, thành phần hồ sơ bao gồm

IV. Yêu cầu và điều kiện thực hiện #

10.1. Đối với doanh nhân của các doanh nghiệp

10.1.1. Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

a) Thành viên Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc; Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Giám đốc, Phó Giám đốc các ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng;

b) Kế toán trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, ngân hàng; Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp hoặc chi nhánh ngân hàng.

10.1.2. Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam thuộc tỉnh Thái Nguyên:

a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc công ty;

b) Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã;

c) Kế toán trưởng, Trưởng phòng trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của các doanh nghiệp và các chức danh tương đương khác.

10.1.3. Doanh nhân làm việc tại các doanh nghiệp do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập nhưng đã được cổ phần hóa, không còn vốn nhà nước chi phối có trụ sở đặt tại tỉnh.

10.2. Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham gia các hoạt động của APEC:

a) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC;

b) Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC”.

V. Cách thức & lệ phí thực hiện #

VI. Thành phần hồ sơ #

TroLyPhapLuat.ai

Khám phá thêm

Thông tin về chủ sở hữu Website:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIETDEVELOPERS

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0109967130 do Sở KH&ĐT TP.Hà Nội cấp ngày 15/04/2022.
Đăng ký lần đầu: ngày 15 tháng 04 năm 2022. Đăng ký thay đổi lần thứ 1: ngày 10 tháng 5 năm 2023 .
Địa chỉ trụ sở chính: Số 25, ngách 18 ngõ 91 Ngô Thì Sỹ., Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: Số 25B, ngõ 139 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0374.647.306
Email: lienhe@trolyphapluat.ai