I. Thông tin chung #
STT | Thông tin | Nội dung chi tiết |
---|---|---|
1 | Tên thủ tục |
Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển (công trình biển) |
2 | Mã thủ tục | 1.004318 |
3 | Số quyết định |
989/QĐ-BGTVT |
4 | Loại thủ tục | TTHC được luật giao quy định chi tiết |
5 | Lĩnh vực | Đăng kiểm |
6 | Cấp thực hiện | Cấp Bộ |
7 | Đối tượng thực hiện | Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài |
8 | Cơ quan thực hiện | Cục Đăng kiểm Việt Nam |
9 | Cơ quan có thẩm quyền | Cục Đăng kiểm Việt Nam |
10 | Kết quả thực hiện | Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế công trình biển |
11 | Tham khảo | Cổng Dịch vụ công quốc gia (Xem thêm) |
II. Căn cứ pháp lý #
STT | Số ký hiệu | Trích yếu | Ngày ban hành | Cơ quan ban hành |
---|---|---|---|---|
1 | 40/2005/QH11 | Hàng hải Việt Nam | 14-06-2005 | Quốc Hội |
2 | 33/2011/TT-BGTVT | Quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển do Bộ Giao thông vận tải ban hành | 19-04-2011 | Bộ Giao thông vận tải |
3 | 32/2011/TT-BGTVT | Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải | 19-04-2011 | Bộ Giao thông vận tải |
4 | 165/2013/TT-BTC | Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam | 15-11-2013 | Bộ Tài chính |
5 | 16/2022/TT-BGTVT | Thông tư 16/2022/TT-BGTVT | 30-06-2022 |
III. Văn bản liên quan #
Văn bản pháp lý
33/2011/TT-BGTVT
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ TRÊN BIỂN
Bộ Giao thông Vận tải | Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 33/2011/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2011 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ TRÊN BIỂN
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt ngày 14 tháng 6 năm 2005
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính
Căn cứ Quyết định số 84/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế khai thác dầu khí
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển như sau:
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển bao gồm các công trình biển di động, kho chứa nổi, công trình biển cố định, phao neo, hệ thống đường ống biển và các máy, thiết bị có liên quan (sau đây gọi tắt là công trình biển) hoạt động ở nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là kiểm tra), thiết kế, chế tạo mới, hoán cải, sửa chữa và khai thác công trình biển.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ công trình biển là chủ sở hữu, người quản lý, người khai thác hoặc người thuê công trình biển.
2. Công ước quốc tế là các điều ước quốc tế liên quan đến công trình biển về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường công trình biển mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt là thành viên.
3. Hồ sơ đăng kiểm công trình biển bao gồm các giấy chứng nhận, các phụ lục đính kèm giấy chứng nhận, các báo cáo kiểm tra và các tài liệu liên quan theo quy định.
4. Cơ quan Đăng kiểm là Cục Đăng kiểm Việt và các Chi cục Đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt .
Điều 4. Căn cứ kiểm tra
Căn cứ kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường công trình biển là các quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến các yêu cầu về đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tương ứng với từng loại công trình biển quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương 2
THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO CÔNG TRÌNH BIỂN
Điều 5. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế công trình biển
1. Trình tự thực hiện
a) Cơ sở thiết kế hoàn thiện hồ sơ thiết kế theo quy định và nộp hồ sơ thiết kế cho Cơ quan Đăng kiểm;
b) Cơ quan Đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ thiết kế, kiểm tra thành phần hồ sơ thiết kế: nếu hồ sơ thiết kế chưa đầy đủ thành phần theo quy định thì trả lời bằng văn bản hướng dẫn Cơ sở thiết kế hoàn thiện lại; nếu hồ sơ thiết kế đầy đủ thành phần theo quy định thì viết Giấy hẹn thời gian trả kết quả.
c) Cơ quan Đăng kiểm thực hiện thẩm định thiết kế: nếu hồ sơ thiết kế chưa đạt yêu cầu thì trả lời bằng văn bản cho Cơ sở thiết kế để bổ sung, sửa đổi; nếu hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cách thức thực hiện:
a) Cơ sở thiết kế nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan Đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua Fax, Email.
b) Cơ sở thiết kế nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại Cơ quan Đăng kiểm thẩm định thiết kế.
3. Quy định về hồ sơ thiết kế
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: 01 giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục III
ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính hoặc bản sao chụp); 03 tài liệu thiết kế công trình biển (bản chính hoặc bản sao chụp).
Khối lượng, nội dung tài liệu thiết kế công trình biển được quy định chi tiết tại các quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các công ước quốc tế tương ứng áp dụng cho từng loại công trình biển nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và phải được trình bày theo các quy định hiện hành.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Thời gian thẩm định thiết kế và cấp Giấy chứng nhận hoặc thông báo hồ sơ thiết kế không đạt yêu cầu chậm nhất trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp thiết kế công trình biển kiểu mới hoặc phức tạp, thời gian thẩm định thiết kế phải kéo dài, Cơ quan Đăng kiểm thẩm định thiết kế sẽ thỏa thuận với Cơ sở thiết kế.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan Đăng kiểm.
6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Kết quả thực hiện hành chính là tài liệu thiết kế được thẩm định và Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế.
7. Yêu cầu, điều kiện thẩm định thiết kế
Hồ sơ thiết kế công trình biển phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tương ứng với từng loại công trình biển quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Phí và lệ phí
Mức phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận.
Điều 6. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho công trình biển
1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ cho Cơ quan Đăng kiểm;
b) Cơ quan Đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ chưa đầy đủ thành phần theo quy định thì trả lời bằng văn bản hướng dẫn Tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thành phần theo quy định thì tiến hành kiểm tra theo địa điểm và thời gian do tổ chức, cá nhân yêu cầu.
b) Cơ quan Đăng kiểm thực hiện kiểm tra: nếu kết quả kiểm tra chưa đạt yêu cầu thì trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện; nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì tiến hành cấp các Giấy chứng nhận đối với từng loại công trình biển tương ứng tại Phụ lục II theo mẫu
từ Phụ lục V đến Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cách thức thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ phương tiện, thiết bị trực tiếp tại Cơ quan Đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua Fax, Email.
b) Tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại Cơ quan Đăng kiểm thực hiện kiểm tra.
3. Quy định về hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
i. Đối với kiểm tra lần đầu, hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính hoặc bản sao chụp trong trường hợp hồ sơ nộp qua fax hoặc email);
- Hồ sơ kỹ thuật công trình biển:
+ Đối với công trình biển chế tạo mới, hoán cải và công trình biển nhập khẩu, thay đổi tổ chức đăng kiểm ngay sau khi chế tạo mới hoặc hoán cải, hồ sơ kỹ thuật bao gồm hồ sơ thiết kế đã được thẩm định (bản chính hoặc bản sao chụp) và hồ sơ kiểm tra trong quá trình chế tạo mới hoặc hoán cải (bản chính hoặc bản sao chụp);
+ Đối với công trình biển đang khai thác được nhập khẩu, thay đổi tổ chức đăng kiểm, hồ sơ kỹ thuật bao gồm hồ sơ thiết kế, hồ sơ đăng kiểm hiện có của công trình biển (bản chính hoặc bản sao chụp);
ii. Đối với công trình biển kiểm tra hằng năm, trung gian, dưới nước/trên đà, bất thường và định kỳ, hồ sơ bao gồm Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính hoặc bản sao chụp trong trường hợp hồ sơ nộp qua fax hoặc email).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết
Giấy chứng nhận được cấp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành kiểm tra lần đầu, định kỳ và trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành kiểm tra hằng năm, trung gian, dưới nước/trên đà và bất thường.
5. Cơ quan thực hiện: Cơ quan Đăng kiểm.
6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính là các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
7. Yêu cầu, điều kiện kiểm tra
Công trình biển được cấp giấy chứng nhận phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tương ứng với từng loại công trình biển quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo thông tư này.
8. Phí và lệ phí
Mức phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Chương 3
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Thống nhất quản lý, tổ chức triển khai thực hiện công tác thẩm định thiết kế, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường công trình biển trong phạm vi cả nước.
2. Tổ chức thu phí và lệ phí đăng kiểm theo quy định của pháp luật
3. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện công tác kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường công trình biển.
Điều 8. Trách nhiệm của chủ công trình biển và của cơ sở thiết kế, chế tạo, hoán cải, sửa chữa công trình biển.
1. Tuân thủ các quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nêu trong Thông tư này khi chế tạo, hoán cải, sửa chữa, nhập khẩu, và trong quá trình khai thác công trình biển.
2. Tuân thủ các quy định về hồ sơ thiết kế và thẩm định thiết kế.
3. Chịu trách nhiệm duy trì trạng thái kỹ thuật công trình biển đang khai thác giữa hai kỳ kiểm tra thỏa mãn các quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và công ước quốc tế liên quan.
4. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong quá trình thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa, nhập khẩu và khai thác công trình biển.
5. Bảo quản, giữ gìn, không được sửa chữa, tẩy xóa các giấy chứng nhận, văn bản xác nhận kiểm tra đã được cấp và xuất trình khi có yêu cầu theo quy định.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
2. Các loại Giấy chứng nhận cấp cho công trình biển trước thời hạn có hiệu lực của Thông tư này vẫn có giá trị cho đến khi hết thời hạn ghi trên giấy chứng nhận đó.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm
Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
32/2011/TT-BGTVT
THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KIỂM TÀU BIỂN VIỆT NAM BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 51/2005/QĐ-BGTVT NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2005 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Bộ Giao thông Vận tải | Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 32/2011/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2011 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KIỂM TÀU BIỂN VIỆT NAM BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 51/2005/QĐ-BGTVT NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2005 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt ngày 14 tháng 6 năm 2005
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT) như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT như sau:
1. Bổ sung các khoản 14, 15 và 16 Điều 3 như sau:
“14. Kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận công nhận năng lực các trạm thử, phòng thí nghiệm và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu biển.
15. Xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển để nhập khẩu.
16. Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận thợ hàn, nhân viên kiểm tra vật liệu và chất lượng đường hàn bằng phương pháp không phá huỷ đối với tàu biển.”
2. Sửa đổi Điều 5 như sau:
“Điều 5. Duyệt thiết kế tàu biển, tài liệu hướng dẫn
Duyệt thiết kế tàu biển, tài liệu hướng dẫn là việc xem xét, đối chiếu sự phù hợp của hồ sơ thiết kế tàu biển, tài liệu hướng dẫn với quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển.”
3. Sửa đổi khoản 4 Điều 6 như sau:
“4. Chủ tàu biển có nhu cầu để tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển, phải có
giấy đề nghị gửi cho Tổ chức Đăng kiểm Việt Nam theo mẫu nêu tại Phụ lục VII.”
4. Bổ sung các Điều từ 9a đến 9m như sau:
“Điều 9a. Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàu biển
1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt .
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn kiểm tra thực tế theo đề nghị của người nộp hồ sơ về thời gian và địa điểm kiểm tra thực tế.
c) Cục Đăng kiểm Việt tiến hành kiểm tra thực tế: nếu không đạt thì trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận theo quy định.
2. Cách thức thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính, fax, email hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.
b) Tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ: giấy đề nghị (bản chính hoặc bản sao chụp trong trường hợp hồ sơ nộp qua fax hoặc email) theo mẫu nêu tại Phụ lục I đối với tàu đóng mới, Phụ lục II đối với cấp lần đầu giấy chứng nhận cho tàu đang khai thác, và Phụ lục III đối với cấp lại giấy chứng nhận cho tàu đang khai thác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Giấy chứng nhận được cấp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành kiểm tra lần đầu, định kỳ; và trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành kiểm tra hàng năm, trên đà, trung gian, bất thường và bổ sung.
5. Kết quả thực hiện thủ tục
Giấy chứng nhận theo quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
6. Yêu cầu, điều kiện cấp giấy chứng nhận
Tàu biển được cấp giấy chứng nhận phải thoả mãn các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu; ngoài ra, tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các công ước quốc tế (bao gồm các bổ sung, sửa
đổi): Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm1973 và Nghị định thư năm 1978; Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển năm 1969; Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển năm 1966; Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển năm 1972 nhằm chỉ dẫn thuyền viên đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển.
7. Phí và lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Điều 9b. Thủ tục duyệt các tài liệu hướng dẫn tàu biển
1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt .
b) Cục Đăng kiểm Việt tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả.
c) Cục Đăng kiểm Việt tiến hành kiểm tra xem xét tài liệu: nếu không đạt thì trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận duyệt tài liệu theo quy định.
2. Cách thức thực hiện
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ
01 giấy đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục IV và 03 bản tài liệu hướng dẫn (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Kết quả thực hiện thủ tục
Giấy chứng nhận duyệt tài liệu hướng dẫn và đóng dấu duyệt vào tài liệu.
6. Yêu cầu, điều kiện đối với tài liệu duyệt
Tài liệu hướng dẫn tàu biển phải thoả mãn quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu; ngoài ra, tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các công ước quốc tế (bao gồm các bổ sung, sửa
đổi): Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 và Nghị định thư năm 1978; Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển năm 1969; Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển năm 1966; Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển năm 1972 nhằm chỉ dẫn thuyền viên đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển.
7. Phí và lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Điều 9c. Thủ tục cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu biển
1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt .
b) Cục Đăng kiểm Việt tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả.
c) Cục Đăng kiểm Việt tiến hành kiểm tra xem xét tài liệu: nếu không đạt thì trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo quy định
2. Cách thức thực hiện
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
01 giấy đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục V đối với thiết kế tàu biển đóng mới và Phụ lục VI đối với thiết kế tàu biển hoán cải hoặc sửa đổi; 02 bản tài liệu thiết kế (bản chính) và số bản tổ chức, cá nhân yêu cầu duyệt thêm.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc theo thỏa thuận nếu thiết kế tàu mới hoặc phức tạp.
5. Kết quả thực hiện thủ tục
Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu biển và đóng dấu thẩm định vào tài liệu thiết kế.
6. Yêu cầu, điều kiện đối với thiết kế tàu biển
Hồ sơ thiết kế tàu biển phải thoả mãn quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt
Nam về phân cấp và đóng tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu; ngoài ra, tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các công ước quốc tế (bao gồm các bổ sung, sửa đổi): Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 và Nghị định thư năm 1978; Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển năm 1969; Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển năm 1966; Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển năm 1972 nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển của tàu biển.
7. Phí và lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Điều 9d. Thủ tục cấp giấy chứng nhận dung tích tàu biển
1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 bộ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt .
b) Cục Đăng kiểm Việt tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả.
c) Cục Đăng kiểm Việt tiến hành kiểm tra hồ sơ, đo, tính dung tích và kiểm tra thực tế tại hiện trường và cấp giấy chứng nhận dung tích tàu biển.
2. Cách thức thực hiện
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
01 giấy đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục I đối với tàu đóng mới hoặc Phụ lục II đối với tàu đang khai thác; 01 bộ bản vẽ kỹ thuật thân tàu (bản sao chụp); và 01 giấy chứng nhận dung tích cũ của tàu đối với tàu đang khai thác (bản sao chụp).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành việc kiểm tra tàu.
5. Kết quả thực hiện thủ tục
Giấy chứng nhận dung tích tàu biển.
6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
Việc đo, tính và cấp giấy chứng nhận dung tích cho tàu phải thoả mãn Quy chuẩn về đo dung tích tàu biển Việt Nam, Công ước Quốc tế về đo dung tích tàu biển năm 1969, hoặc quy định đo dung tích của Panama, kênh Suez, của quốc gia tàu mang cờ quốc tịch.
7. Phí và lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Điều 9đ. Thủ tục cấp văn bản uỷ quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàu biển Việt Nam
1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt .
b) Cục Đăng kiểm Việt tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả.
c) Cục Đăng kiểm Việt tiến hành xem xét hồ sơ: nếu không đạt thì trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản; nếu đạt thì lập văn bản uỷ quyền theo quy định.
2. Cách thức thực hiện
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính, fax, email hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
01 giấy đề nghị ủy quyền (bản chính hoặc bản sao chụp trong trường hợp hồ sơ nộp qua fax hoặc email) theo mẫu nêu tại Phụ lục VII và 01 giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt đối với tàu mới chuyển đăng ký (bản sao chụp).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Kết quả thực hiện thủ tục
Văn bản ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho tàu biển Việt theo mẫu nêu tại Phụ lục VIII.
6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
a) Chỉ uỷ quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm tra, phân cấp và cấp các giấy chứng nhận theo một hoặc các nội dung sau: kiểm tra và cấp giấy chứng nhận phân cấp theo quy
phạm, tiêu chuẩn của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được uỷ quyền; theo văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam; theo quy định của các điều ước quốc tế liên quan.
b) Quy phạm, tiêu chuẩn của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được uỷ quyền có quy định về chất lượng, an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển không được thấp hơn các quy định tương ứng của văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam.
c) Tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền phải thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan; thực hiện sự hợp tác, chế độ trao đổi thông tin, báo cáo theo thoả thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam; chấp hành các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam.
Điều 9e. Thủ tục xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển để nhập khẩu
1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt .
b) Cục Đăng kiểm Việt tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả.
c) Cục Đăng kiểm Việt tiến hành xem xét hồ sơ: nếu không đạt thì trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản; nếu đạt thì cấp văn bản xác nhận.
2. Cách thức thực hiện
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính, fax, email hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
01 giấy đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục IX và 01 hồ sơ giám định kỹ thuật tàu (bản chính hoặc bản sao chụp trong trường hợp hồ sơ nộp qua fax hoặc email).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Kết quả thực hiện thủ tục
Văn bản xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển để nhập khẩu.
6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
a) Nếu hồ sơ giám định được thực hiện bởi tổ chức hoặc giám định viên độc lập nước ngoài
thì tổ chức hoặc giám định viên độc lập đó phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận hoặc đánh giá công nhận có năng lực phù hợp cho việc giám định tàu. Các tổ chức đã được Cục Đăng kiểm Việt thừa nhận: các thành viên của Hiệp hội các tổ chức đăng kiểm Quốc tế (IACS).
b) Tàu biển phải thoả mãn quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu; ngoài ra, tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các công ước quốc tế (bao gồm các bổ sung, sửa đổi): Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 và Nghị định thư năm 1978; Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển năm 1969; Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển năm 1966; Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển năm 1972 nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.
7. Phí và lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Điều 9g. Thủ tục cấp chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn công ty
1. Trình tự thực hiện
a) Cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt .
b) Cục Đăng kiểm Việt tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất với cá nhân về thời gian và địa điểm đào tạo.
c) Cục Đăng kiểm Việt tiến hành tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ.
2. Cách thức thực hiện
Cá nhân có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
01 văn bản đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục X và 01 ảnh mầu cỡ 4 x 6 (cm) chụp trong thời gian không quá 6 tháng trở lại (mặt sau có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Chứng chỉ được cấp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khoá đào tạo.
5. Kết quả thực hiện thủ tục
Chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn công ty.
6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
Cá nhân phải hoàn thành khoá đào tạo cán bộ quản lý an toàn công ty với kết quả thi cuối khóa đạt yêu cầu.
7. Phí và lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Điều 9h. Thủ tục cấp giấy chứng nhận công nhận năng lực trạm thử, phòng thí nghiệm và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu biển
1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt .
b) Cục Đăng kiểm Việt tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ: nếu hồ sơ không đạt thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đạt thì viết giấy hẹn kiểm tra thực tế theo đề nghị của người nộp hồ sơ về thời gian và địa điểm kiểm tra thực tế.
c) Cục Đăng kiểm Việt tiến hành kiểm tra thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu: nếu không đạt thì trả lời tổ chức cá nhân bằng văn bản; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận theo quy định.
2. Cách thức thực hiện
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
01 giấy đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục XI và 01 bộ tài liệu chứng nhận (bản sao chụp) bao gồm sổ tay chất lượng và các quy trình làm việc liên quan.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Trong vòng 05 ngày làm việc sau khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định.
5. Kết quả thực hiện thủ tục
Giấy chứng nhận công nhận trạm thử, phòng thí nghiệm và cơ sở chế tạo.
6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
Đáp ứng thoả mãn quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu; ngoài ra, trạm thử, phòng thí nghiệm và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu biển hoạt
động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các công ước quốc tế (bao gồm các bổ sung, sửa đổi): Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 và Nghị định thư năm 1978; Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển năm 1969; Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển năm 1966; Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển năm 1972 nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển.
7. Phí và lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Điều 9i. Thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật cho công-te-nơ, máy, trang thiết bị sử dụng trên tàu biển
1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt .
b) Cục Đăng kiểm Việt tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ: nếu hồ sơ không đạt thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đạt thì viết giấy hẹn kiểm tra thực tế theo đề nghị của người nộp hồ sơ về thời gian và địa điểm kiểm tra thực tế.
c) Cục Đăng kiểm Việt tiến hành kiểm tra thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu: nếu không đạt thì trả lời tổ chức cá nhân bằng văn bản; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận theo quy định.
2. Cách thức thực hiện
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần
01 giấy đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục XII; 01 bộ hồ sơ kỹ thuật (bản chính) bao gồm thông số kỹ thuật và các báo cáo kiểm tra, thử công-te-nơ, máy, trang thiết bị trong quá trình sản xuất.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Trong vòng 05 ngày làm việc sau khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định.
5. Kết quả thực hiện thủ tục
Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật.
6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
Đáp ứng thoả mãn quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu; ngoài ra, công-te-nơ, máy, trang thiết bị sử dụng trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các công ước quốc tế (bao gồm các bổ sung, sửa đổi): Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 và Nghị định thư năm 1978; Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển năm 1969; Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển năm 1966; Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển năm 1972 nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.
7. Phí và lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Điều 9k. Thủ tục cấp giấy chứng nhận thợ hàn, nhân viên kiểm tra vật liệu và chất lượng đường hàn bằng phương pháp không phá hủy đối với tàu biển
1. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt .
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ không đạt thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đạt thì viết giấy hẹn kiểm tra tay nghề thực tế theo đề nghị của người nộp hồ sơ về thời gian và địa điểm kiểm tra thực tế.
c) Cục Đăng kiểm Việt tiến hành kiểm tra tay nghề thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu: nếu không đạt thì trả lời tổ chức cá nhân bằng văn bản; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận theo quy định.
2. Cách thức thực hiện
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
01 văn bản đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục XIII và 02 ảnh mầu cỡ 4 x 6 (cm) chụp trong thời gian không quá 6 tháng trở lại (mặt sau có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Trong vòng 03 ngày làm việc sau khi hoàn tất việc kiểm tra tay nghề đạt kết quả.
5. Kết quả thực hiện thủ tục
Giấy chứng nhận.
6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
Đáp ứng thoả mãn quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt về phân cấp và đóng tàu biển.
7. Phí và lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Điều 9l. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý an toàn của công ty tàu biển theo Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế
1. Trình tự thực hiện
a) Công ty tàu biển hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt .
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn công ty tàu biển hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn đánh giá thực tế theo đề nghị của người nộp hồ sơ về thời gian và địa điểm đánh giá.
c) Cục Đăng kiểm Việt tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an toàn tại công ty tàu biển: nếu không đạt thì trả lời công ty tàu biển bằng văn bản; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận theo quy định.
2. Cách thức thực hiện
a) Công ty tàu biển nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính, fax, email hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.
b) Công ty tàu biển nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ: giấy đề nghị theo mẫu nêu tại Phụ lục XIV (bản chính hoặc bản sao chụp trong trường hợp hồ sơ nộp qua fax hoặc email).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Giấy chứng nhận được cấp trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành đánh giá công ty.
5. Kết quả thực hiện thủ tục
Giấy chứng nhận.
6. Yêu cầu, điều kiện cấp giấy chứng nhận
Hệ thống quản lý an toàn của công ty tàu biển phải thoả mãn quy định của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế.
7. Phí và lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Điều 9m. Thủ tục cấp Giấy chứng quản lý an toàn theo Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế cho tàu biển
1. Trình tự thực hiện
a) Công ty tàu biển hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt .
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn công ty tàu biển hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn đánh giá thực tế theo đề nghị của người nộp hồ sơ về thời gian và địa điểm đánh giá.
c) Cục Đăng kiểm Việt tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an toàn tại tàu biển: nếu không đạt thì trả lời công ty tàu biển bằng văn bản; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận theo quy định.
2. Cách thức thực hiện
a) Công ty tàu biển nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính, fax, email hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.
b) Công ty tàu biển nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ: giấy đề nghị theo mẫu nêu tại Phụ lục XV (bản chính hoặc bản sao chụp trong trường hợp hồ sơ nộp qua fax hoặc email).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
Giấy chứng nhận được cấp trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành đánh giá tàu.
5. Kết quả thực hiện thủ tục
Giấy chứng nhận.
6. Yêu cầu, điều kiện cấp giấy chứng nhận
Hệ thống quản lý an toàn của tàu biển phải thoả mãn quy định của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế.
7. Phí và lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.”
5. Thêm cụm từ “trạm thử, phòng thí nghiệm” vào sau cụm từ “sửa chữa tàu biển,” tại tiêu đề của Điều 11, khoản 2 Điều 11 và khoản 1, khoản 2 Điều 12.
6. Bãi bỏ Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Quy định này.
7. Bổ sung các Phụ lục mới từ I đến XV.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
165/2013/TT-BTC
THÔNG TƯ Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Bộ Tài chính | Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 165/2013/TT-BTC | Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013 |
THÔNG TƯ
Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải số 40/2005/QH11 ngày 05/5/2005
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, công trình biển; phí đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam, như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển; phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng thiết bị, vật tư lắp đặt cho tàu biển, công trình biển; phí đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn theo Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế; phí phê duyệt kế hoạch, đánh giá và chứng nhận an ninh tàu biển theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển, cảng biển và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Điều 2. Người nộp phí
Người nộp phí là các tổ chức, cá nhân được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam thực hiện các công việc sau:
1. Kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển;
2. Kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng thiết bị, vật tư (sau đây gọi tắt là sản phẩm công nghiệp) lắp đặt trên tàu biển và công trình biển;
3. Đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn, an ninh tàu biển, công trình biển; phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Số đơn vị phí tiêu chuẩn (ĐVPTC) là số đơn vị phí được xác định theo các loại hình công việc kiểm định thực hiện và các thông số đặc trưng của tàu biển và công trình biển. Số ĐVPTC được nêu ở các phần tương ứng của Biểu mức phí ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Số đơn vị phí theo thời gian thực hiện công việc kiểm định (ĐVPTG) được xác định theo công thức: ĐVPTG = 400 x k.
Trong đó:
- 400: Số đơn vị phí tính cho 01 lần thực hiện công việc kiểm định;
- Tàu biển mang cấp của Cục Đăng kiểm Việt Nam, hệ số k = 1;
- Tàu biển mang cấp của Đăng kiểm nước ngoài, hệ số k = 1,5;
- Công trình biển, hệ số k = 2,5.
3. Giá trị của một đơn vị phí (α) được xác định như sau:
a) Đối với tàu biển thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam: α = 1.700 đồng.
b) Đối với tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam hoặc mang cờ quốc tịch nước ngoài mang cấp của Đăng kiểm nước ngoài và công trình biển thuộc phạm vi giám sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam: α = 0,50 Đô la Mỹ.
4. Chi phí khác (CPK) bao gồm các khoản chi phí: Đi lại, ăn ở, thông tin liên lạc phục vụ cho công việc kiểm định. Các khoản chi phí này tính theo chi phí thực tế, có sự xác nhận của đại diện của cơ quan, đơn vị và được cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán phí kiểm định chấp nhận.
Điều 4. Biểu mức thu phí
1. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục bao gồm 03 Biểu mức thu phí như sau:
a) Biểu mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển, công trình biển;
b) Biểu mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm công nghiệp lắp đặt cho tàu biển, công trình biển;
c) Biểu mức thu phí đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn theo Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM); phí phê duyệt kế hoạch, đánh giá và chứng nhận an ninh tàu biển theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển, cảng biển (Bộ luật ISPS) và phí phê duyệt, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận lao động hàng hải theo Công ước Lao động hàng hải năm 2006.
2. Mức thu tại các Biểu mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng chưa bao gồm lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng và an toàn kỹ thuật cho tàu biển, công trình biển (theo quy định tại Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm
chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải) và chi phí về ăn ở, đi lại, thông tin liên lạc để phục vụ công tác kiểm định (chi phí này thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập).
Điều 5. Phương pháp tính phí kiểm định
1. Phương pháp tính phí kiểm định tiêu chuẩn (PKĐTC): Áp dụng cho tất cả các công việc kiểm định có số đơn vị phí tiêu chuẩn nêu trong các Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Phí kiểm định tiêu chuẩn được xác định theo công thức:
PKĐTC = PTC + CPK
Trong đó:
- PTC: Phí tiêu chuẩn;
+ Đối với tàu biển và sản phẩm công nghiệp: PTC = α x ĐVPTC
+ Đối với công trình biển: PTC được tính bằng 1,5 lần ứng với các loại hình kiểm tra và các đối tượng kiểm tra tương ứng của tàu biển.
- CPK: Chi phí khác.
2. Phương pháp tính phí kiểm định theo thời gian thực hiện công việc kiểm định (PKĐTG), áp dụng cho các công việc kiểm định sau:
a) Kiểm tra sửa chữa tàu biển, kiểm tra bất thường và kiểm tra liên tục máy.
b) Kiểm định sản phẩm công nghiệp, giám định tai nạn và sự cố hàng hải, giám định trạng thái kỹ thuật tàu và các công việc kiểm định chưa được nêu trong các Biểu mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
c) Đối với trường hợp thời gian giám sát đóng mới, hoán cải tàu biển, công trình biển bị kéo dài quá thời gian quy định trong hợp đồng giám sát kỹ thuật được ký kết giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam (hoặc các Chi cục trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam) với khách hàng thì phí kiểm định phải được tính thêm số phí kiểm định tính theo thời gian thực hiện công việc thực tế trong giai đoạn thời gian kéo dài.
d) Đối với tính phí kiểm định kiểm tra tàu đang khai thác, nếu đăng kiểm viên phải tăng số lần thực hiện công việc kiểm định do phải thực hiện giám sát, kiểm tra bổ sung thì phí kiểm định phải được tính thêm số phí kiểm định tính theo thời gian thực hiện công việc bổ sung thực tế.
Phí kiểm định theo thời gian được tính theo công thức:
PKĐTG = PTG + CPK
Trong đó:
- PTG = α x ĐVPTG x n: Là phí tính theo số lần thực hiện công việc kiểm định.
n: Là số lần thực hiện công việc kiểm định. Một lần thực hiện công việc kiểm định tối đa trong thời gian 4 giờ. Nếu thời gian thực hiện một công việc kiểm định trên 4 giờ, được tính thêm như sau: Số lẻ dưới 2 giờ tính bằng 0,5 lần; số lẻ từ 2 giờ đến 4 giờ tính là một lần. Thời gian đi lại, chờ đợi thực hiện công việc kiểm định và thời gian lập hồ sơ kiểm định không được tính vào số giờ để xác định số lần thực hiện công việc kiểm định.
- CPK: Chi phí khác.
3. Các trường hợp tính phí kiểm định khác
a) Đối với các tàu biển hoặc công trình biển Cục Đăng kiểm Việt Nam không thực hiện việc phân cấp mà chỉ thực hiện việc kiểm tra an toàn kỹ thuật, thì việc tính phí kiểm định các hạng mục tương ứng được thực hiện như đối với tàu, công trình biển được phân cấp.
b) Đối với các công việc kiểm định được thực hiện theo nội dung thỏa thuận giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam và Đăng kiểm nước ngoài thì phí kiểm định được xác định theo thỏa thuận giữa Cục Đăng kiểm Việt nam với Đăng kiểm nước ngoài và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán phí.
c) Đối với dịch vụ giám sát, kiểm tra các công trình biển chưa nêu trong các Biểu mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này, phí kiểm định được tính theo hợp đồng thỏa thuận giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam và khách hàng. Mức phí kiểm định được tính theo ngày làm việc và tối thiểu bằng 60% mức phí kiểm định của Đăng kiểm nước ngoài tham gia thực hiện đối với công việc tương ứng.
d) Phí kiểm định theo các Biểu mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này chưa gồm các khoản phí mà chủ tàu phải nộp theo quy định pháp luật của quốc gia mà tàu, công trình biển mang cờ quốc tịch.
đ) Đối với các loại hình kiểm tra, đánh giá các sản phẩm công nghiệp và các cơ sở chế tạo, sửa chữa, cung cấp dịch vụ, thử nghiệm của các lĩnh vực đăng kiểm khác có tính chất tương tự như đối với tàu biển, công trình biển do Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện cũng được tính phí theo quy định tại Thông tư này.
Điều 6. Tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
1. Cơ quan Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí quy định tại Thông tư này.
2. Các khoản phí quy định tại Thông tư này là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước. Cơ quan thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và được quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định.
3. Các nội dung liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí không quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí, Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002, Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Thông tư này thay thế Quyết định số 184/2003/QĐ-BTC ngày 04/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng tàu biển và công trình biển thuộc phạm vi giám sát của Đăng kiểm Việt Nam, Quyết định số 12/2003/QĐ-BTC ngày 24/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng thiết bị, vật tư thuộc phạm vi giám sát của Đăng kiểm Việt Nam, Quyết định số 95/2004/QĐ-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tạm thời mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển, đánh giá và cấp giấy chứng nhận an ninh tàu biển theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng và Quyết định số 77/BVGCP-CNTDDV ngày 11/08/1998 của Ban vật giá Chính phủ ban hành Biểu giá đánh giá Hệ thống quản lý an toàn cho công ty và tàu biển theo Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn./.
16/2022/TT-BGTVT
THÔNG TƯ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm
Bộ Giao thông Vận tải | Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 16/2022/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2022 |
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới (sau đây viết tắt là Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT) và Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới (sau đây viết tắt là Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT)
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:
“a) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới theo quy định tại mục A của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản vẽ kỹ thuật theo quy định tại mục B của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao có xác thực của cơ sở thiết kế (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ
thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản thông số, tính năng kỹ thuật của các tổng thành, hệ thống liên quan tới nội dung tính toán thiết kế.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 5 như sau:
“4. Cơ sở thiết kế nhận kết quả thẩm định thiết kế gồm:
a) Trường hợp nhận trực tiếp tại trụ sở Cơ quan QLCL hoặc qua hệ thống bưu chính: 01 Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế; bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và bản vẽ kỹ thuật (01 bản đối với trường hợp cơ sở thiết kế đồng thời là cơ sở sản xuất hoặc 02 bản đối với trường hợp cơ sở thiết kế khác cơ sở sản xuất) của hồ sơ thiết kế.
b) Trường hợp nhận qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: bản điện tử Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế; bản điện tử bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ thiết kế.”
3. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ nhất tại điểm a khoản 6 Điều 5 như sau:
“- Cơ sở thiết kế hoặc cơ sở sản xuất đối với trường hợp đủ điều kiện tự thiết kế sản phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở thiết kế) lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế theo quy định và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c và điểm d khoản 6 Điều 5 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 6 Điều 5 như sau:
“b) Cách thức thực hiện: cơ sở thiết kế nộp hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế và nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 Điều 5 như sau:
“Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế:
- 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử văn bản đề nghị thẩm định thiết kế;
- 01 hồ sơ thiết kế theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này khi nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính: ngoài nộp 01 bộ hồ sơ thiết kế theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này thì nộp thêm 01 bộ tài liệu theo quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1 Điều 4 của Thông tư này (hoặc 02 bộ đối với trường hợp cơ sở thiết kế khác cơ sở sản xuất).”
c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 6 Điều 5 như sau:
“d) Thời hạn giải quyết: Thẩm định nội dung thiết kế được thực hiện trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ thiết kế có kết quả thẩm định đạt yêu cầu (hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu), Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT đã được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT như sau:
“Điều 7. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm
1. Hồ sơ kiểm tra đối với linh kiện (thuộc đối tượng phải kiểm tra quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này) bao gồm:
a) Bản sao có xác nhận của cơ sở (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) báo cáo kết quả thử nghiệm linh kiện;
b) Bản sao (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản vẽ kỹ thuật kèm các thông số của sản phẩm; bản sao (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc biểu mẫu điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản đăng ký thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;
c) Ảnh chụp sản phẩm có xác nhận của cơ sở (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc ảnh chụp sản phẩm dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến); bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản thuyết minh các ký hiệu, số đóng trên sản phẩm (nếu có);
Miễn nộp tài liệu quy định tại các điểm a, b đối với trường hợp linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cung cấp được tài liệu về Giấy chứng nhận kiểu loại do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, đính kèm theo báo cáo thử nghiệm (test report) thể hiện kiểu loại linh kiện nhập khẩu thỏa mãn quy định ECE của Liên hiệp quốc phiên bản tương đương hoặc cao hơn so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu thể hiện kết quả đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất (Conformity of Production, gọi tắt là đánh giá COP) còn hiệu lực theo quy định ECE, EC được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc tổ chức đánh giá độc lập được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài công nhận.
2. Hồ sơ kiểm tra đối với xe cơ giới bao gồm:
a) Bản sao có xác nhận của cơ sở sản xuất (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) báo cáo kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành đối với xe cơ giới;
b) Bản sao có xác nhận của cơ sở sản xuất (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ thiết kế đã được Cơ quan QLCL thẩm định hoặc các tài liệu thay thế quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
c) Ảnh chụp kiểu dáng có xác nhận của cơ sở (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc
qua hệ thống bưu chính) hoặc ảnh chụp kiểu dáng dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến); bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản đăng ký thông số kỹ thuật;
d) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm;
đ) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ (đối với xe sản xuất, lắp ráp từ tổng thành, hệ thống và linh kiện rời);
3. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm phải được lưu trữ tại Cơ quan QLCL theo quy định và lưu trữ tại Cơ sở sản xuất ít nhất 02 năm, kể từ thời điểm Cơ sở sản xuất thông báo tới Cơ quan QLCL ngừng sản xuất, lắp ráp kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận.”
6. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ nhất tại điểm a khoản 2 Điều 9 như sau:
“- Cơ sở sản xuất lập hồ sơ kiểm tra sản phẩm theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 7 của Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác đến Cơ quan QLCL.”
7. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 9 như sau:
“b) Cách thức thực hiện: Cơ sở sản xuất nộp hồ sơ kiểm tra sản phẩm và nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác.”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 9 như sau:
“d) Thời hạn giải quyết: Thời gian cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và có kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (sau đây viết tắt là Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT) và Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2011/TT- BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (sau đây viết tắt là Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT) và Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm (sau đây viết tắt là Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT)
1. Bổ sung khoản 8 vào Điều 6 của Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT như sau:
“8. Thành phần hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều này được sử dụng bản điện tử thay thế cho bản giấy khi thực hiện thủ tục trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 1 Điều 10 của Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 10 như sau:
“a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này và nộp cho Cơ quan kiểm tra bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 10 như sau:
“b) Cơ quan kiểm tra tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra, thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu trong thời gian 01 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định thì Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đầy đủ theo quy định thì Cơ quan kiểm tra trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại.
Cơ quan kiểm tra thống nhất với tổ chức, cá nhân nhập khẩu về thời gian và địa điểm kiểm tra. Thời gian kiểm tra không quá 03 ngày làm việc so với ngày đề nghị kiểm tra của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.”
3. Bổ sung khoản 4 Điều 10 như sau:
“4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan kiểm tra hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.”
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển (sau đây viết tắt là Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT)
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Cách thức thực hiện
a) Cơ sở thiết kế nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác đến Cơ quan đăng kiểm.
b) Cơ sở thiết kế nhận kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác hoặc tại Cơ quan đăng kiểm thẩm định thiết kế.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 5 như sau:
“3. Quy định về hồ sơ thiết kế 01 bộ hồ sơ gồm:
a) Trường hợp cơ sở thiết kế nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hình thức phù hợp khác: 01 bản sao giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; 03 bản sao tài liệu thiết kế công trình biển;
b) Trường hợp cơ sở thiết kế nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: 01 biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và 01 (một) bộ tài liệu thiết kế ở dạng điện tử;
c) Khối lượng, nội dung tài liệu thiết kế công trình biển được quy định chi tiết tại các quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các công ước quốc tế tương ứng áp dụng cho từng loại công trình biển nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và trình bày theo các quy định hiện hành.”
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2012/TT-BGTVT ngày 25 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy (sau đây viết tắt là Thông tư số 45/2012/TT-BGTVT)
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm
Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm (sau đây gọi chung là hồ sơ đăng ký chứng nhận) bao gồm:
1. Hồ sơ đăng ký chứng nhận đối với linh kiện (trừ động cơ nguyên chiếc nhập khẩu) gồm:
a) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc biểu mẫu điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản đăng ký thông số kỹ thuật kèm theo bản vẽ kỹ thuật thể hiện kích thước chính, vật liệu chế tạo và ảnh chụp sản phẩm; bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản thuyết minh các ký hiệu, số đóng trên sản phẩm (nếu có);
b) Bản sao có xác nhận của cơ sở (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) báo cáo kết quả thử nghiệm của Cơ sở thử nghiệm;
c) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp động cơ (đối với trường hợp sản phẩm là động cơ) theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp động cơ (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến);
Tài liệu thay thế nội dung hồ sơ yêu cầu quy định tại điểm b của khoản này trong trường hợp linh kiện được nhập khẩu từ nước ngoài cung cấp được bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ sản phẩm cấp cho sản phẩm theo
quy định phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận đối với xe gồm:
a) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử bản đăng ký thông số kỹ thuật (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến);
b) Bản sao có xác nhận của cơ sở (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) báo cáo kết quả thử nghiệm xe của Cơ sở thử nghiệm;
c) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;
d) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp xe theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp xe (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến);
đ) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản cam kết của Cơ sở sản xuất về việc kiểu loại sản phẩm kiểm tra chứng nhận không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu có xảy ra xâm phạm.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau:
“1. Cơ sở sản xuất lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 5 của Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác đến Cơ quan QLCL.”
3. Bổ sung khoản 4 Điều 7 như sau:
“4. Cơ sở sản xuất nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại trụ sở Cơ quan QLCL hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác.”
4. Thay thế Phụ lục I của Thông tư số 45/2012/TT-BGTVT bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT ngày 05 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện (sau đây viết tắt là Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT) và Thông tư số 42/2018/Tt-BGTVT
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật Xe sản xuất, lắp ráp bao gồm:
a) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản đăng ký thông số kỹ thuật xe theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử bản đăng ký thông số kỹ thuật xe (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến);
b) Bản sao có xác nhận của cơ sở sản xuất (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) báo cáo kết quả thử nghiệm xe của Cơ sở thử nghiệm;
c) Hướng dẫn sử dụng xe trong đó có các thông số kỹ thuật chính, cách thức sử dụng các thiết bị của xe, hướng dẫn về an toàn cháy nổ và bảo vệ môi trường và Phiếu bảo hành xe (ghi rõ điều kiện và địa chỉ các cơ sở bảo hành) hoặc các tài liệu dạng điện tử như đã nêu (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến);
d) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản cam kết của Cơ sở sản xuất về việc kiểu loại xe đề nghị chứng nhận không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu có xảy ra xâm phạm;
đ) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản mô tả nhãn hàng hóa, bao gồm: kích thước, nội dung và vị trí gắn trên xe. Nhãn hàng hóa phải thể hiện ít nhất các nội dung sau: Tên, địa chỉ Cơ sở sản xuất; nhãn hiệu; số loại; khối lượng bản thân; số người cho phép chở; công suất động cơ; số giấy chứng nhận kiểu loại được phê duyệt; năm sản xuất; xuất xứ.”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 8 như sau:
“a) Cơ sở sản xuất lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng an toàn kiểu loại xe (hồ sơ đăng ký chứng nhận) theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác đến Cơ quan QLCL.”
3. Bổ sung điểm d khoản 1 Điều 8 như sau:
“d) Cơ sở sản xuất nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại trụ sở Cơ quan QLCL hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác.”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 8 của Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT đã được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 của Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 8 như sau:
“a) Cơ sở nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này và nộp cho Cơ quan QLCL bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 8 như sau:
“b) Cơ quan QLCL tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra, thông báo kết quả cho Cơ sở nhập khẩu trong thời hạn 01 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định thì Cơ quan QLCL xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đầy đủ theo quy định thì Cơ quan QLCL trả lại hồ sơ và hướng dẫn Cơ sở nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại.
Cơ quan QLCL thống nhất với Cơ sở nhập khẩu về thời gian và địa điểm kiểm tra. Thời gian kiểm tra không quá 03 ngày làm việc so với ngày đề nghị kiểm tra của Cơ sở nhập khẩu.”
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 8 như sau:
“c) Cơ quan QLCL tiến hành kiểm tra và xem xét kết quả thử nghiệm Xe theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này. Nếu không đạt yêu cầu thì trong phạm vi 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thông báo để Cơ sở nhập khẩu khắc phục; quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu Cơ sở nhập khẩu chưa có biện pháp khắc phục thì thông báo không đạt chất lượng nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục IIIc kèm theo Thông tư này. Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IIIb ban hành kèm theo Thông tư này trong phạm vi 04 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.”
Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 05 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết tắt là Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT)
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“1. Hồ sơ đăng ký chứng nhận đối với linh kiện (trừ động cơ nguyên chiếc nhập khẩu):
a) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc biểu mẫu điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản đăng ký thông số kỹ thuật kèm theo bản vẽ kỹ thuật thể hiện kích thước chính, vật liệu chế tạo và ảnh chụp sản phẩm; bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản thuyết minh các ký hiệu, số đóng trên sản phẩm (nếu có);
b) Bản sao có xác nhận của cơ sở (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) báo cáo kết quả thử nghiệm của Cơ sở thử nghiệm;
c) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp động cơ (đối với trường hợp sản phẩm là động cơ) theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp động cơ (đối với trường hợp sản phẩm là động cơ) (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến).
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận đối với Xe:
a) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử bản đăng ký thông số kỹ thuật (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến);
b) Bản sao có xác nhận của cơ sở sản xuất (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) báo cáo kết quả thử nghiệm của Cơ sở thử nghiệm;
c) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp xe theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp xe (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến);
d) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản cam kết của Cơ sở sản xuất về việc kiểu loại xe đề nghị chứng nhận không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và Cơ sở sản xuất tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu có xảy ra xâm phạm.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau:
“1. Cơ sở sản xuất lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 5 của Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác đến Cơ quan QLCL.”
3. Bổ sung khoản 4 Điều 7 như sau:
“4. Cơ sở sản xuất nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác.”
Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây viết tắt là Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT)
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo
Hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo bao gồm:
1. Bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống bưu chính) hoặc tài liệu dạng điện tử (đối với trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) thuyết minh thiết kế kỹ thuật xe cơ giới theo quy định tại mục A của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
2. Bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc nộp qua hệ thống bưu chính) hoặc tài liệu dạng điện tử (đối với trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản vẽ kỹ thuật theo quy định tại mục B của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 như sau:
“4. Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định thiết kế bản chính hoặc biểu mẫu điện tử (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 02 bộ hồ sơ thiết kế (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan thẩm định thiết kế hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc 01 hồ sơ dạng điện tử (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) có thành phần theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
c) Bản sao có xác nhận của đơn vị thiết kế hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) tài liệu thông số, tính năng kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo và các tổng thành, hệ thống cải tạo, thay thế;
d) Bản sao có xác nhận của đơn vị thiết kế hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) của một trong các giấy tờ sau: Giấy Đăng ký xe ô tô; Phiếu sang tên, di chuyển (đối với trường hợp đang làm thủ tục sang tên, di chuyển); Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc giấy tờ chứng nhận đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu (đối với xe cơ giới đã qua sử dụng được phép nhập khẩu, chưa có biển số đăng ký).”
3. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 Điều 7 như sau:
“d) Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan thẩm định thiết kế hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 7 như sau:
“6. Hồ sơ thiết kế được phê duyệt và Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế (bản chính) được lưu tại cơ quan thẩm định thiết kế 01 bộ, cơ quan nghiệm thu 01 bộ; Hồ sơ thiết kế được phê duyệt (bản sao có xác nhận của đơn vị thiết kế) và Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế (bản chính) được lưu tại cơ sở thiết kế 01 bộ, cơ sở thi công 01 bộ đối với trường hợp nộp hồ sơ và trả kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính;”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 7 Điều 10 như sau:
“b) Thiết kế đã được thẩm định bản chính hoặc thiết kế đã được thẩm định bản điện tử (đối với kết quả thẩm định thiết kế được trả thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến). Đối với trường hợp miễn thiết kế quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 6 của Thông tư này phải có bản vẽ tổng thể xe cơ giới sau cải tạo do cơ sở cải tạo lập;”
6. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 Điều 11 như sau:
“c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cơ quan nghiệm thu tiến hành nghiệm thu xe cơ giới cải tạo. Nếu kết quả nghiệm thu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận cải tạo cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc nghiệm thu. Trường hợp không cấp, cơ quan nghiệm thu thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân ngay trong ngày
làm việc sau khi có kết quả nghiệm thu;”.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế (sau đây viết tắt là Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT) và Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại Xe
Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại xe (sau đây gọi chung là hồ sơ đăng ký chứng nhận) bao gồm:
1. Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản đăng ký thông số kỹ thuật xe theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản đăng ký thông số kỹ thuật xe.
2. Bản sao có xác nhận của cơ sở sản xuất (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm xe.
3. Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản cam kết của Cơ sở sản xuất về việc kiểu loại xe đề nghị chứng nhận không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và Cơ sở sản xuất tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu có xảy ra tranh chấp về sở hữu công nghiệp.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau:
“1. Cơ sở sản xuất lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.”
3. Bổ sung khoản 4 Điều 7 như sau:
“4. Cơ sở sản xuất nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác.”
4. Bổ sung khoản 4 Điều 10 như sau:
“4. Thành phần hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được sử dụng bản điện tử thay thế cho bản giấy khi thực hiện thủ tục trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 12 của Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 như sau:
“1. Cơ sở nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 10
của Thông tư này và nộp cho Cục Đăng kiểm Việt Nam bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:
“2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra và có kết quả thông báo cho Cơ sở nhập khẩu trong thời hạn 01 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định thì Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đầy đủ theo quy định thì Cục Đăng kiểm Việt Nam trả lại hồ sơ và hướng dẫn Cơ sở nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại.
Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất với Cơ sở nhập khẩu về thời gian và địa điểm kiểm tra. Thời gian kiểm tra không quá 03 ngày làm việc so với ngày đề nghị kiểm tra của Cơ sở nhập khẩu.”
5. Bổ sung khoản 4 Điều 12 như sau:
“4. Cơ sở nhập khẩu nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan kiểm tra hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác.”
Điều 9. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa (sau đây viết tắt là Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT)
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn
1. Đối với thẩm định thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đổi, lập 01 bộ hồ sơ thiết kế bao gồm:
a) 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) các tài liệu sau: bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện. Đối với hồ sơ thiết kế do đơn vị thiết kế nước ngoài thiết kế hoặc chủ phương tiện là người nước ngoài hoặc thiết kế phương tiện đóng ở Việt Nam để xuất khẩu thì ngôn ngữ sử dụng trong thuyết minh, bản tính là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, ngôn ngữ sử dụng trong bản vẽ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý Hợp đồng đóng mới phương tiện hoặc các giấy tờ chứng minh phương tiện là tài sản hợp pháp của chủ phương tiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản đó (đối với thiết kế lập hồ sơ của phương tiện đã đóng trong nước mà không có sự giám sát của đăng kiểm).
2. Đối với thẩm định thiết kế mẫu định hình, lập 01 bộ hồ sơ thiết kế bao gồm:
a) 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định mẫu định hình phương
tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này;
b) 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) các tài liệu sau: bản tính, bản vẽ, thuyết minh theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện.
3. Đối với sao và thẩm định mẫu định hình, hồ sơ bao gồm: 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị sử dụng mẫu định hình phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
4. Đối với thẩm định thiết kế phương tiện nhập khẩu, lập 01 bộ hồ sơ thiết kế bao gồm:
a) 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) các tài liệu sau: bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện và các tài liệu kỹ thuật của tổ chức nước ngoài cấp cho phương tiện (nếu có). Các thuyết minh và bản tính của hồ sơ thiết kế phải sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, các bản vẽ có thể sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hồ sơ xác định tuổi của phương tiện;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý Tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu (đối với trường hợp phương tiện đã nhập khẩu về Việt Nam).
5. Đối với thẩm định thiết kế sản phẩm công nghiệp, lập 01 bộ hồ sơ thiết kế bao gồm:
a) Trường hợp sản phẩm công nghiệp được sản xuất, chế tạo trong nước: 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này; 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) các tài liệu sau: bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm;
b) Trường hợp sản phẩm công nghiệp nhập khẩu, lập 01 bộ hồ sơ thiết kế bao gồm: 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này; 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) các tài liệu sau: bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật nước ngoài cấp cho phương tiện (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm. Các thuyết minh và bản tính của hồ sơ thiết kế phải sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, các bản vẽ có thể sử
dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh; tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
6. Đối với thẩm định thiết kế chuyển đổi tàu biển thành phương tiện thủy nội địa, lập 01 bộ hồ sơ thiết kế bao gồm:
a) 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) các tài liệu sau: gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện.
7. Đối với thẩm định tài liệu hướng dẫn, hồ sơ bao gồm:
a) 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định tài liệu hướng dẫn theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) tài liệu hướng dẫn.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 9 như sau:
“5. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn nộp phí và lệ phí theo quy định và nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc hình thức phù hợp khác.”
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2016/TT-BGTVT ngày 7 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2016/TT-BGTVT)
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 như sau:
“2. Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế tàu biển:
a) 01 (một) bản chính hoặc biểu mẫu điện tử giấy đề nghị theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 (một) tài liệu thiết kế dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc 03 bản chính tài liệu thiết kế (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ
thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác).”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:
“3. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 2 điều này và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 9 như sau:
“5. Trong thời hạn 18 (mười tám) ngày, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hoặc theo thỏa thuận nếu thiết kế tàu biển mới hoặc phức tạp nhưng không quá 60 (sáu mươi) ngày, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành thẩm định thiết kế, nếu không đạt yêu cầu thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế và đóng dấu thẩm định vào tài liệu thiết kế.”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 16 như sau:
“2. Hồ sơ đề nghị kiểm định bao gồm:
b) 01 (một) bộ hồ sơ kỹ thuật (bản sao), bao gồm thông số kỹ thuật và các báo cáo kiểm tra, thử công-te-nơ, máy, vật liệu, trang thiết bị.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 18 như sau:
“b) 01 (một) ảnh mầu cỡ 3 x 4 cm của người đề nghị được cấp giấy chứng nhận thợ hàn chụp trong thời gian không quá 06 tháng (mặt sau của ảnh có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh).”
6. Thay thế Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BGTVT bằng Mẫu số 11 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Biểu mẫu thực hiện
* Trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
* Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hình thức phù hợp khác
IV. Yêu cầu và điều kiện thực hiện #
– Hồ sơ thiết kế công trình biển phải thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan đến an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tương ứng với từng loại công trình biển quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 33/2011/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 19/4/2011 Quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển.
V. Cách thức & lệ phí thực hiện #
STT | Hình thức nộp | Thời hạn giải quyết | Phí, lệ phí | Mô tả |
---|---|---|---|---|
1 | Trực tiếp | 20 Ngày làm việc | Lệ phí : 50000 Đồng 50.000VNĐ/Giấy chứng nhận | – Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp thiết kế công trình biển kiểu mới hoặc phức tạp, thời gian thẩm định thiết kế phải kéo dài, Cơ quan Đăng kiểm thẩm định thiết kế sẽ thỏa thuận với Cơ sở thiết kế. |
2 | Trực tuyến | 20 Ngày làm việc | Lệ phí : 50000 Đồng 50.000VNĐ/Giấy chứng nhận | – Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp thiết kế công trình biển kiểu mới hoặc phức tạp, thời gian thẩm định thiết kế phải kéo dài, Cơ quan Đăng kiểm thẩm định thiết kế sẽ thỏa thuận với Cơ sở thiết kế. |
3 | Dịch vụ bưu chính | 20 Ngày làm việc | Lệ phí : 50000 Đồng 50.000VNĐ/Giấy chứng nhận | – Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp thiết kế công trình biển kiểu mới hoặc phức tạp, thời gian thẩm định thiết kế phải kéo dài, Cơ quan Đăng kiểm thẩm định thiết kế sẽ thỏa thuận với Cơ sở thiết kế. |
VI. Thành phần hồ sơ #
STT | Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|---|
* Trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến | |||
1 | – 01 giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu (biểu mẫu điện tử); | Tải về |
Bản chính: 0 Bản sao: 1 |
2 | – 01 tài liệu thiết kế công trình biển (dạng điện tử). |
Bản chính: 0 Bản sao: 1 |
|
* Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hình thức phù hợp khác | |||
3 | – 01 giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu (bản sao); | Tải về |
Bản chính: 0 Bản sao: 1 |
4 | – 03 tài liệu thiết kế công trình biển (bản sao). |
Bản chính: 0 Bản sao: 1 |