Thủ tục Cấp lại Giấy phép lái tàu

I. Thông tin chung #

II. Căn cứ pháp lý #

III. Văn bản liên quan #

Văn bản pháp lý

198/2016/TT-BTC


Hiệu lực văn bản: Hết Hiệu lực một phần
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ ĐƯỜNG SẮT

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ ĐƯỜNG SẮT

Bộ Tài chính
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 198/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Luật đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015

Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa và đường sắt

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa và đường sắt.

2. Phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa bao gồm:

a) Phí sát hạch cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng.

b) Phí thẩm tra, thẩm định công bố cảng thủy nội địa, cấp giấy phép hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

c) Phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

d) Lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện thủy nội địa; trừ đăng ký, cấp biển cho phương tiện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (không sử dụng vào hoạt động kinh tế).

e) Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện thủy nội địa.

3. Lệ phí trong lĩnh vực đường sắt bao gồm:

2

a) Lệ phí cấp giấy phép lái tàu.

b) Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.

4. Thông tư này áp dụng đối với: tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí; tổ chức thu phí, lệ phí; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thu, nộp phí, lệ phí.

Điều 2. Người nộp phí, lệ phí

Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài khi được cơ quan có thẩm quyền giải quyết các công việc quy định thu phí, lệ phí tại Điều 1 Thông tư này phải nộp phí, lệ phí.

Điều 3. Tổ chức thu phí, lệ phí

1. Tổ chức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa bao gồm:

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Chi cục Đường thủy nội địa trực thuộc;

b) Các Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ hàng hải (bao gồm cả trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền);

c) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

d) Các Sở Giao thông vận tải;

đ) Các Trung tâm sát hạch thuyền viên phương tiện thủy nội địa;

e) Tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước khác được giao thực hiện các công việc quy định thu phí, lệ phí.

2. Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện thu lệ phí cấp giấy phép lái tàu và giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.

Điều 4. Mức thu phí, lệ phí

1. Mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa được quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mức thu lệ phí trong lĩnh vực đường sắt như sau:

a) Lệ phí cấp mới, cấp đổi giấy phép lái tàu: 100.000 đồng/lần cấp;

b) Lệ phí cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt: 120.000 đồng/lần cấp.

Điều 5. Kê khai, nộp phí, lệ phí

1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai nộp phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản

3

lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ. Tổ chức thu phí, lệ phí nộp số tiền phí thu được theo tỷ lệ quy định tại Điều 6 Thông tư này và 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

3. Phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến đường thủy nội địa thu bằng đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp phí, lệ phí bằng ngoại tệ thì thu bằng đô la Mỹ (USD) theo tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm nộp phí, lệ phí hoặc cuối ngày làm việc liền trước ngày lễ, ngày nghỉ.

Điều 6. Quản lý và sử dụng phí

1. Tổ chức thu phí được để lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ- CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.

2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí thì phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế các văn bản sau:

a) Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và Thông tư số 33/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 47/2005/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2005.

b) Quyết định số 17/2007/QĐ-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí sát hạch lái tàu, lệ phí cấp giấy phép lái tàu và giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.

2. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại

4

chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

3. Tổ chức, cá nhân thu, nộp phí, lệ phí và các cơ quan liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Thông tư này.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn./.

BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

(kèm theo Thông tư số 198/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

15/2023/TT-BGTVT


Hiệu lực văn bản: Hết Hiệu lực một phần
THÔNG TƯ Quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt

THÔNG TƯ Quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt

Bộ Giao thông Vận tải
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 15/2023/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2023

THÔNG TƯ

Quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác chạy tàu, đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; sát hạch, cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt.

2. Thông tư này không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam: Là tuyến đường sắt đô thị có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam, thời gian vận hành khai thác thương mại dưới 01 năm.

2

2. Lái tàu đầu tiên trên tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam: Là người đã được đào tạo vận hành khai thác dự án đường sắt đô thị chuyên ngành lái tàu theo hợp đồng của dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị, được doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị đề nghị cấp giấy phép lái tàu trên tuyến đường sắt đô thị đó, trước thời điểm tuyến đường sắt đô thị vận hành khai thác thương mại đủ 01 năm.

Chương II

TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CÁC CHỨC DANH NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU

Mục 1

ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA, ĐƯỜNG SẮT CHUYÊN DÙNG

Điều 4. Chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng

Các chức danh quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 1 Điều 35 Luật Đường sắt, chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn và chức danh nhân viên trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.

Điều 5. Trưởng tàu

1. Tiêu chuẩn

a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Trưởng tàu hàng phải có thời gian ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của chức danh trưởng dồn hoặc có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh trưởng tàu hàng hoặc phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn; trưởng tàu khách phải có thời gian ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của chức danh trưởng tàu hàng hoặc phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn;

d) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ trưởng tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng tàu tổ chức.

2. Nhiệm vụ của trưởng tàu khách

a) Là người chỉ huy cao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự, phục vụ khách hàng, hoạt động của các bộ phận làm việc trên tàu;

b) Lập biên bản với sự tham gia của người làm chứng về các trường hợp sinh, tử, bị thương, các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra trên tàu; lập hồ sơ vụ việc sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng đường sắt, các quy định khác của pháp luật và của doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng tàu;

3

d) Làm thủ tục xin cứu viện và tổ chức cứu viện;

đ) Ghi chép, tổng hợp báo cáo các sự việc liên quan đến hành trình chạy tàu;

e) Trường hợp nhiều tàu ghép thành đoàn tàu khách thì trưởng tàu của tàu cuối cùng là người chỉ huy chung của đoàn tàu khách.

3. Nhiệm vụ của trưởng tàu hàng

a) Là người chỉ huy cao nhất trên tàu hàng, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự, phục vụ khách hàng;

b) Bảo đảm chạy tàu theo đúng lịch trình và mệnh lệnh của điều độ chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt;

c) Lập biên bản với sự tham gia của người làm chứng về các trường hợp sinh, tử, bị thương, các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra trên tàu; lập hồ sơ vụ việc sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng hóa, hành lý bằng đường sắt, các quy định khác của pháp luật và của doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng tàu;

đ) Chú ý tín hiệu trên đường, trên tàu và những điều ghi trong giấy phép, mệnh lệnh, cảnh báo để chấp hành và theo dõi, giám sát sự chấp hành của lái tàu;

e) Khi tàu qua mỗi ga, phải xác nhận tàu nguyên vẹn và làm tín hiệu an toàn cho nhân viên đón tàu. Nếu chạy dọc đường phát hiện có hiện tượng uy hiếp đến an toàn chạy tàu phải cho tàu dừng lại để xử lý hoặc tìm cách báo cho nhân viên đón tàu biết;

g) Ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác nhật ký chạy tàu và các sự việc phát sinh có liên quan đến chạy tàu;

h) Làm tín hiệu cho tàu chạy khi tàu đã đảm bảo các điều kiện an toàn;

i) Chỉ huy việc thử hãm đoàn tàu, tham gia hội đồng thử hãm theo quy định của doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng tàu;

k) Làm thủ tục xin cứu viện và tổ chức cứu viện;

l) Trường hợp nhiều tàu ghép thành đoàn tàu hàng thì trưởng tàu của tàu cuối cùng là người chỉ huy chung của đoàn tàu hàng.

4. Quyền hạn của trưởng tàu khách

a) Trong trường hợp cấp thiết, trưởng tàu khách có quyền yêu cầu đối với hành khách để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu và phải báo cáo ngay với điều độ chạy tàu hoặc nhà ga gần nhất về tình trạng cấp thiết;

b) Từ chối tiếp nhận nhân viên không đủ trình độ chuyên môn, sức khỏe làm việc theo chức danh trên tàu; tạm đình chỉ nhiệm vụ của nhân viên trên tàu vi phạm các quy định của pháp

4

luật, của doanh nghiệp gây mất an toàn chạy tàu, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng. Báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền để giải quyết khi thực hiện quyền từ chối quy định tại Điểm này;

c) Quyết định cho tàu dừng tại ga hoặc địa điểm thuận lợi nhất để cấp cứu người bị thương, chuyển giao người bị thương, bị chết cùng tài sản, giấy tờ liên quan cho trưởng ga hoặc công an, bệnh viện, chính quyền địa phương để giải quyết tiếp.

5. Quyền hạn của trưởng tàu hàng

a) Từ chối cho tàu chạy khi chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu;

b) Từ chối tiếp nhận nhân viên không đủ trình độ chuyên môn, sức khỏe làm việc theo chức danh trên tàu;

c) Quyết định cho tàu dừng tại ga hoặc địa điểm thuận lợi nhất để cấp cứu người bị thương, chuyển giao người bị thương, bị chết cùng tài sản, giấy tờ liên quan cho trưởng ga hoặc công an, bệnh viện, chính quyền địa phương để giải quyết tiếp.

6. Đối với đoàn tàu không bố trí phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn thì trưởng tàu khách phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn.

Điều 6. Phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn

1. Tiêu chuẩn

a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian ít nhất 01 năm làm trưởng tàu hàng hoặc có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động;

d) Đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn do doanh nghiệp sử dụng chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn tổ chức.

2. Nhiệm vụ

a) Đảm bảo chạy tàu theo đúng lịch trình và mệnh lệnh của điều độ chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt;

b) Chú ý tín hiệu trên đường, trên tàu và những điều ghi trong giấy phép, mệnh lệnh, cảnh báo để chấp hành và theo dõi, giám sát sự chấp hành của lái tàu;

c) Làm tín hiệu cho tàu chạy khi đảm bảo các điều kiện an toàn;

d) Khi tàu qua ga, phải xác nhận tàu nguyên vẹn và làm tín hiệu an toàn cho nhân viên đón tàu. Nếu dọc đường phát hiện có hiện tượng uy hiếp đến an toàn chạy tàu phải cho tàu dừng lại để

5

xử lý hoặc tìm cách báo cho nhân viên đón tàu biết;

đ) Ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác nhật ký chạy tàu và các sự việc phát sinh có liên quan đến chạy tàu;

e) Chỉ huy việc thử hãm đoàn tàu, tham gia hội đồng thử hãm theo quy định của doanh nghiệp sử dụng chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn;

g) Làm thủ tục xin cứu viện và tổ chức cứu viện theo phân công của trưởng tàu khách;

h) Trường hợp nhiều đoàn tàu khách ghép thành một đoàn tàu khách thì phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn của tàu cuối cùng là phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn của đoàn tàu ghép.

3. Quyền hạn

a) Từ chối cho tàu chạy khi chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu;

b) Từ chối tiếp nhận nhân viên không đủ trình độ chuyên môn, sức khoẻ làm việc theo chức danh trên tàu.

Điều 7. Lái tàu

1. Tiêu chuẩn

a) Có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Đối với lái tàu đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu thì phải được bồi dưỡng nghiệp vụ trưởng tàu hàng; có chứng chỉ đào tạo trưởng tàu hàng do cơ sở đào tạo đủ điều kiện cấp và đạt yêu cầu sát hạch nghiệp vụ lái tàu đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh lái tàu tổ chức.

2. Nhiệm vụ

a) Thông hiểu và thực hiện đúng các quy định liên quan đến phạm vi công tác của mình trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt;

b) Thành thạo quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, phương pháp sử dụng đầu máy, tình hình cầu đường, vị trí tín hiệu và biểu đồ chạy tàu;

c) Vận hành đầu máy an toàn, không vượt quá tốc độ quy định, theo đúng lịch trình của biểu đồ chạy tàu, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu;

d) Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt phải thực hiện các thao tác dừng tàu khẩn cấp;

đ) Chỉ được phép điều khiển tàu chạy khi có giấy phép lái tàu tương ứng với loại phương tiện điều khiển;

e) Trước khi cho tàu chạy, lái tàu phải kiểm tra, xác nhận chứng vật chạy tàu cho phép

6

chiếm dụng khu gian, xác nhận chính xác tín hiệu cho tàu chạy của trưởng tàu và của trực ban chạy tàu ga kể cả khi đầu máy chạy đơn;

g) Trong khi chạy tàu, lái tàu có trách nhiệm kiểm tra trạng thái kỹ thuật đầu máy và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn đầu máy và an toàn chạy tàu theo quy định, tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu, kiểm tra tác dụng của hệ thống hãm tự động theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, đặc biệt trong trường hợp khi tàu lên, xuống dốc cao và dài;

h) Hướng dẫn, giám sát phụ lái tàu thực hành lái tàu và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong quá trình phụ lái tàu thực hành lái tàu.

3. Đối với đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu (đầu máy chạy đơn, đoàn tàu hàng sử dụng thiết bị đuôi tàu mà không bố trí trưởng tàu), ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này thì lái tàu phải thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:

a) Là người chỉ huy cao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn chạy tàu;

b) Chú ý tín hiệu trên đường, trên tàu và những điều ghi trong giấy phép, mệnh lệnh, cảnh báo để chạy tàu an toàn;

c) Khi tàu qua mỗi ga, phải xác nhận tàu nguyên vẹn qua bộ thiết bị tín hiệu đuôi tàu. Nếu chạy dọc đường phát hiện có hiện tượng uy hiếp đến an toàn chạy tàu phải dừng lại để xử lý hoặc tìm cách báo cho nhân viên đón tàu biết (kể cả trường hợp tàu thông qua ga);

d) Thử hãm đoàn tàu trong trường hợp tàu dừng ở dọc đường quá 20 phút hoặc tại các ga không có trạm khám xe có cắt móc toa xe. Tham gia hội đồng thử hãm đoàn tàu tại các ga đoàn tàu xuất phát và tại các ga đoàn tàu tác nghiệp kỹ thuật;

đ) Làm thủ tục xin cứu viện và tham gia cứu viện;

e) Ghi nhật ký, lập các báo cáo liên quan đến hành trình tàu chạy;

g) Giao nhận hồ sơ đã được niêm phong liên quan đến vận tải hàng hóa theo quy định của doanh nghiệp sử dụng chức danh lái tàu;

h) Trường hợp nhiều đoàn tàu hàng ghép thành một đoàn tàu thì lái tàu của tàu đầu tiên là người chỉ huy chung của đoàn tàu;

i) Khi đoàn tàu có từ 02 đầu máy kéo tàu trở lên mà không có trưởng tàu thì lái tàu đầu máy chính là người chỉ huy cao nhất trên đoàn tàu.

4. Quyền hạn

a) Từ chối cho đầu máy, cho tàu chạy nếu xét thấy đầu máy, tàu chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho Thủ trưởng doanh nghiệp của mình, trực ban chạy tàu ga biết để giải quyết;

b) Đình chỉ công tác đối với phụ lái tàu khi có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc

7

gia về khai thác đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp an toàn chạy tàu và báo ngay cho lãnh đạo trực tiếp phụ trách để bố trí người thay thế;

c) Đối với đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu thì lái tàu có thêm các quyền hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.

Điều 8. Nhân viên trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp

1. Phạm vi hoạt động

Điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp trên đường sắt chuyên dùng nằm trong phạm vi nội bộ của doanh nghiệp, không đi qua khu dân cư, không giao cắt với hệ thống đường bộ, không kết nối với đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị hoặc đường sắt chuyên dùng khác.

2. Tiêu chuẩn

a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện đảm nhiệm;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ lái tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh này tổ chức.

3. Nhiệm vụ

a) Thông hiểu và thực hiện đúng các quy định liên quan đến phạm vi công tác của mình theo quy trình vận hành khai thác đường sắt chuyên dùng do doanh nghiệp sử dụng chức danh này quy định;

b) Thành thạo quy trình tác nghiệp của người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp, phương pháp sử dụng phương tiện giao thông đường sắt, tình hình cầu đường, vị trí tín hiệu và biểu đồ vận hành;

c) Vận hành phương tiện giao thông đường sắt an toàn, không vượt quá tốc độ quy định, theo đúng biểu đồ vận hành, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu;

d) Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt phải thực hiện các thao tác dừng phương tiện giao thông đường sắt khẩn cấp;

đ) Trước khi cho phương tiện giao thông đường sắt chạy phải xác nhận đủ điều kiện an toàn chạy tàu;

e) Trong khi điều khiển phương tiện giao thông đường sắt, có trách nhiệm kiểm tra trạng thái kỹ thuật của phương tiện và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn phương tiện và an toàn chạy tàu, tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu, kiểm tra tác dụng của hệ thống hãm tự động.

4. Quyền hạn: Từ chối cho phương tiện giao thông đường sắt chạy nếu xét thấy chưa đủ

8

điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho Thủ trưởng doanh nghiệp của mình để giải quyết.

Điều 9. Phụ lái tàu

1. Tiêu chuẩn

a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện đảm nhiệm;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ phụ lái tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh phụ lái tàu tổ chức.

2. Nhiệm vụ

a) Giúp lái tàu trong quá trình chạy tàu, giám sát tốc độ chạy tàu và quan sát tín hiệu để kịp thời báo cho lái tàu xử lý;

b) Trong quá trình chạy tàu phải tỉnh táo theo dõi, quan sát tình hình cầu đường và báo cho lái tàu biết để thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường sắt;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lái tàu.

3. Quyền hạn

a) Thông báo cho lái tàu dừng tàu khi phát hiện các nguy cơ gây mất an toàn chạy tàu;

b) Được thực hành nghiệp vụ lái tàu dưới sự hướng dẫn và giám sát của lái tàu.

Điều 10. Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến

1. Tiêu chuẩn

a) Có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu tuyến trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia; có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu tuyến trên đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của một trong các chức danh điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu;

d) Đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ điều độ chạy tàu tuyến do doanh nghiệp sử dụng chức danh điều độ chạy tàu tuyến tổ chức.

2. Nhiệm vụ

a) Trực tiếp chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu trên tuyến đường, khu đoạn được phân công;

b) Trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh cấp có thẩm quyền về tổ chức chạy tàu, về cứu hộ, cứu nạn

9

khi có tai nạn sự cố chạy tàu.

3. Quyền hạn

a) Ra lệnh phong tỏa khu gian, lệnh cảnh báo tốc độ tới các đơn vị có liên quan, lệnh đình chỉ chạy tàu tạm thời nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu;

b) Đình chỉ nhiệm vụ đối với các chức danh: Điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga, lái tàu, phụ lái tàu, trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn trong phạm vi khu đoạn phụ trách khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp an toàn chạy tàu và báo ngay cho Thủ trưởng các đơn vị liên quan biết và bố trí người thay thế.

Điều 11. Nhân viên điều độ chạy tàu ga

1. Tiêu chuẩn

a) Có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu ga trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia; có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu ga trên đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của một trong các chức danh trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu;

d) Đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ điều độ chạy tàu ga do doanh nghiệp sử dụng chức danh điều độ chạy tàu ga tổ chức.

2. Nhiệm vụ: Trực tiếp lập và tổ chức thực hiện kế hoạch về lập tàu, xếp, dỡ hàng hóa, đón tiễn hành khách, tổ chức công tác dồn, đón tiễn tàu và các việc liên quan khác tại nhà ga theo biểu đồ chạy tàu, theo các mệnh lệnh của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt.

3. Quyền hạn

a) Tạm đình chỉ chạy tàu trong khu vực ga nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu và phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu tuyến biết;

b) Đình chỉ nhiệm vụ đối với các chức danh trực ban chạy tàu ga, trưởng dồn, nhân viên gác ghi, ghép nối đầu máy toa xe khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp đến an toàn chạy tàu và báo ngay cho trưởng ga để bố trí người thay thế;

c) Báo cáo và đề nghị doanh nghiệp sử dụng các chức danh trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, lái tàu, phụ lái tàu đình chỉ nhiệm vụ khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp an toàn chạy tàu.

10

Điều 12. Trực ban chạy tàu ga

1. Tiêu chuẩn

a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian đảm nhận trực tiếp công việc của cả ba chức danh trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe; trong đó mỗi chức danh có thời gian đảm nhận công việc ít nhất 02 tháng;

d) Đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ trực ban chạy tàu ga do doanh nghiệp sử dụng chức danh trực ban chạy tàu ga tổ chức.

2. Nhiệm vụ

a) Điều hành việc lập tàu, xếp dỡ hàng hóa, đón tiễn hành khách, tổ chức công tác dồn, đón, tiễn tàu và các việc khác có liên quan tại nhà ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt;

b) Kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định về quy chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, hàng hoá trong khi làm nhiệm vụ;

c) Lập hồ sơ vụ việc, sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật.

3. Quyền hạn

a) Từ chối tổ chức chạy tàu nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và có trách nhiệm báo cáo ngay với nhân viên điều độ chạy tàu ga, điều độ chạy tàu tuyến;

b) Đình chỉ nhiệm vụ đối với các chức danh trưởng dồn, nhân viên gác ghi, ghép nối đầu máy toa xe khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp đến an toàn chạy tàu và báo ngay cho trưởng ga để bố trí người thay thế (đối với ga không có chức danh điều độ chạy tàu ga);

c) Báo cáo và đề nghị doanh nghiệp sử dụng các chức danh trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, lái tàu, phụ lái tàu, gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt đình chỉ nhiệm vụ khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp an toàn chạy tàu.

Điều 13. Trưởng dồn

1. Tiêu chuẩn

a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt;

11

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian đảm nhận trực tiếp công việc của cả hai chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe; trong đó mỗi chức danh có thời gian làm việc tại ga, trạm chỉnh bị đầu máy, toa xe ít nhất là 02 tháng;

d) Đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ trưởng dồn do doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng dồn tổ chức.

2. Nhiệm vụ

a) Chịu sự chỉ huy, điều hành của trực ban chạy tàu ga để tổ chức và thực hiện công tác dồn, ghép nối đầu máy, toa xe phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu, xếp dỡ hàng hóa, vận tải hành khách của ga theo mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga;

b) Kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Quyền hạn

a) Tạm dừng việc dồn tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho trực ban chạy tàu ga;

b) Báo cáo và đề nghị điều độ chạy tàu ga hoặc trực ban chạy tàu ga (đối với ga không có chức danh điều độ chạy tàu ga) đình chỉ nhiệm vụ đối với nhân viên gác ghi, nhân viên ghép nối đầu máy toa xe khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga uy hiếp an toàn chạy tàu.

Điều 14. Nhân viên gác ghi

1. Tiêu chuẩn

a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về điều hành chạy tàu, vận tải đường sắt, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ gác ghi do doanh nghiệp sử dụng chức danh gác ghi tổ chức.

2. Nhiệm vụ

a) Chịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu ga để quản lý, giám sát, kiểm tra, sử dụng ghi và công việc dẫn máy, dẫn đường phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu của ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga;

b) Kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ

12

thuật và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Quyền hạn: Ra tín hiệu dừng tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho trực ban chạy tàu ga.

Điều 15. Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe

1. Tiêu chuẩn

a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về điều hành chạy tàu, vận tải đường sắt, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ ghép nối đầu máy, toa xe do doanh nghiệp sử dụng chức danh ghép nối đầu máy, toa xe tổ chức.

2. Nhiệm vụ

a) Chịu sự chỉ huy điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu để thực hiện công việc dẫn máy, dẫn đường và chịu sự chỉ huy, điều hành trực tiếp của trưởng dồn để thực hiện công việc dồn, ghép nối đầu máy, toa xe theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga;

b) Kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Quyền hạn: Tạm dừng thực hiện công việc dẫn máy và báo ngay cho trực ban chạy tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết; tạm dừng thực hiện kế hoạch dồn nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho trưởng dồn.

Điều 16. Nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm

1. Tiêu chuẩn

a) Là công nhân duy tu, sửa chữa đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt có 03 năm làm việc trở lên và có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tuần đường, tuần cầu, tuần hầm đường sắt;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ tuần đường, tuần cầu, tuần hầm do doanh nghiệp sử dụng các chức danh tuần đường, tuần cầu, tuần hầm tổ chức.

2. Nhiệm vụ

a) Kiểm tra theo dõi, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công, ghi chép đầy đủ vào sổ tuần tra, báo cáo cấp trên theo quy định;

13

b) Sửa chữa, giải quyết kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ, tham gia bảo trì cầu, đường, hầm theo phân công;

c) Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện thấy hư hỏng, chướng ngại có nguy cơ làm mất an toàn giao thông;

d) Tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi được phân công.

3. Quyền hạn: Thực hiện các biện pháp báo hiệu dừng tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu cần thiết, báo cáo ngay cho trực ban chạy tàu ga đầu khu gian và lãnh đạo cấp trên trực tiếp.

Điều 17. Nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung

1. Tiêu chuẩn

a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về đường sắt, cầu đường sắt, gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt do doanh nghiệp sử dụng các chức danh gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt tổ chức.

2. Nhiệm vụ

a) Đóng, mở kịp thời chắn đường ngang, chắn đường bộ tại khu vực cầu chung đường sắt, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua;

b) Kiểm tra, bảo quản trang thiết bị chắn đường ngang, cầu chung phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt;

c) Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;

d) Ghi chép đầy đủ nhật ký đường ngang, cầu chung;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về đường ngang, cầu chung.

3. Quyền hạn

a) Được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu;

b) Dừng phương tiện giao thông đường bộ khi khu vực đường ngang, cầu chung không đảm bảo an toàn cho phương tiện qua lại.

Điều 18. Nhân viên gác hầm đường sắt

14

1. Tiêu chuẩn: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư này.

2. Nhiệm vụ

a) Ngăn chặn người không có nhiệm vụ và súc vật xâm nhập phạm vi hầm đường sắt;

b) Kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi hầm đường sắt bảo đảm an toàn;

c) Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;

d) Ghi chép đầy đủ nhật ký gác hầm đường sắt;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của quy trình về bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

3. Quyền hạn: Được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu.

Điều 19. Đảm nhiệm chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng

1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh khác theo sự phân công của người sử dụng lao động theo quy định sau đây:

a) Chức danh điều độ chạy tàu tuyến được làm công việc của các chức danh điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

b) Chức danh điều độ chạy tàu ga được làm công việc của các chức danh trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

c) Chức danh trực ban chạy tàu ga được làm công việc của các chức danh trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

d) Chức danh trưởng tàu được làm công việc của các chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trực ban chạy tàu ga, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

đ) Chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn được làm công việc của các chức danh trưởng tàu hàng, trực ban chạy tàu ga, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

e) Chức danh trưởng dồn được làm công việc của các chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

g) Chức danh lái tàu được làm công việc của chức danh phụ lái tàu;

h) Chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe được làm chung công việc của nhau;

i) Các chức danh tuần đường, tuần cầu, tuần hầm được làm chung công việc của nhau;

k) Các chức danh gác cầu chung, gác đường ngang, gác hầm được làm chung công việc của

15

nhau.

2. Tùy thuộc vào công nghệ vận hành, khối lượng tác nghiệp, doanh nghiệp sử dụng các chức danh quy định tại Điều 4 Thông tư này bố trí số lượng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phù hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí công tác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại mục 1 Chương II Thông tư này để đảm bảo an toàn chạy tàu.

3. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu không đảm nhận công việc theo chức danh quá 06 tháng liên tục, nếu muốn tiếp tục đảm nhận công việc theo chức danh thì phải qua kỳ kiểm tra nghiệp vụ và đạt yêu cầu do doanh nghiệp sử dụng chức danh đó quy định, tổ chức.

Mục 2

ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Điều 20. Chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị

1. Nhân viên điều độ chạy tàu.

2. Lái tàu.

3. Nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga.

4. Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu.

Điều 21. Nhân viên điều độ chạy tàu

1. Tiêu chuẩn

a) Có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về một trong các chuyên ngành điều hành, vận tải, khai thác vận tải đường sắt hoặc đường sắt đô thị;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Đã qua thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động; đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ điều độ chạy tàu đường sắt đô thị do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức hoặc đạt yêu cầu nghiệp vụ chức danh điều độ chạy tàu đường sắt đô thị thông qua quá trình đào tạo chuyển giao công nghệ của dự án đối với các tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam.

2. Nhiệm vụ

a) Trực tiếp chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu trên tuyến đường được phân công;

b) Trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh tổ chức chỉ huy các tàu đi cứu chữa, cứu hộ, cứu viện khi có tai nạn sự cố chạy tàu;

c) Trực tiếp chỉ huy, mệnh lệnh cho các đơn vị tiến hành sửa chữa, cứu hộ, cứu viện khi có sự cố trong quá trình vận hành;

d) Trực tiếp chỉ huy thời gian thực hiện các tác nghiệp thi công bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường sắt.

16

3. Quyền hạn

a) Ra lệnh phong tỏa khu gian, lệnh cảnh báo tốc độ tới các đơn vị có liên quan, lệnh đình chỉ chạy tàu tạm thời nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu;

b) Đình chỉ nhiệm vụ đối với lái tàu, nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành và bảo trì đường sắt đô thị, quy trình tác nghiệp uy hiếp an toàn chạy tàu và báo ngay cho lãnh đạo trực tiếp biết để bố trí người thay thế;

c) Ra lệnh thay đổi phương thức vận hành, phương thức lái tàu; thay đổi lộ trình, kế hoạch vận hành tàu; ra lệnh sơ tán hành khách, phong tỏa nhà ga;

d) Đình chỉ thi công, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường sắt khi không đủ điều kiện an toàn.

Điều 22. Lái tàu

1. Tiêu chuẩn

a) Có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Thông tư này;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Nhiệm vụ

a) Trực tiếp điều khiển tàu chạy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng biểu đồ chạy tàu, thực hiện mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu của nhân viên điều độ chạy tàu, quy trình vận hành khai thác, tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt đô thị;

b) Hướng dẫn, giám sát cho nhân viên thực hành lái tàu đã có bằng hoặc chứng chỉ lái tàu đường sắt đô thị và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong suốt quá trình thực hiện việc hướng dẫn, giám sát.

3. Quyền hạn: Từ chối cho tàu chạy, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu.

Điều 23. Nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga

1. Tiêu chuẩn

a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về một trong các chuyên ngành vận tải, khai thác vận tải đường sắt hoặc đường sắt đô thị;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Đã qua thời gian thử việc theo quy định của pháp luật; đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ phục vụ chạy tàu tại ga do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức hoặc đạt yêu cầu nghiệp vụ chức danh nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga đường sắt đô thị thông qua quá trình đào tạo chuyển giao công nghệ của dự án đối với các tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác có

17

công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam.

2. Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm thực hiện mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu của nhân viên điều độ chạy tàu, trực tiếp tham gia giải quyết, khắc phục sự cố, tai nạn chạy tàu tại ga.

3. Quyền hạn: Có quyền ra tín hiệu dừng tàu, không cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu.

Điều 24. Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu

1. Tiêu chuẩn

a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về một trong các chuyên ngành vận tải, khai thác vận tải đường sắt hoặc đường sắt đô thị;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Đã qua thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động; đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ hỗ trợ an toàn trên tàu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức hoặc đạt yêu cầu nghiệp vụ chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu đường sắt đô thị thông qua quá trình đào tạo chuyển giao công nghệ của dự án đối với các tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam.

2. Nhiệm vụ: Hỗ trợ cho lái tàu thực hiện việc kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho hành khách lên xuống tàu và thông báo cho lái tàu biết để vận hành tàu an toàn, phối hợp với lái tàu tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên tuyến.

3. Quyền hạn: Có quyền ra tín hiệu dừng tàu, báo cho lái tàu không cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết.

Điều 25. Đảm nhận chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị

1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh khác theo sự phân công của người sử dụng lao động như sau:

a) Chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu và chức danh nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga;

b) Chức danh nhân viên điều độ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu.

2. Tùy thuộc vào công nghệ vận hành, khối lượng tác nghiệp, doanh nghiệp sử dụng chức danh quy định tại Điều 20 Thông tư này bố trí số lượng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phù hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí công tác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại mục 2 Chương II Thông tư này để đảm bảo an toàn chạy tàu.

3. Lái tàu phải được đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ khi thay đổi tuyến đường sắt đô thị. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đối với những lái tàu này.

18

4. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu không đảm nhận công việc theo chức danh quá 06 tháng liên tục, nếu muốn tiếp tục đảm nhận công việc thì phải qua kỳ kiểm tra nghiệp vụ và đạt yêu cầu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị quy định, tổ chức.

Chương III

NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU

Điều 26. Nội dung, chương trình đào tạo chuyên môn

1. Nội dung, chương trình đào tạo chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên đối với các chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 17, Điều 18, Điều 20 của Thông tư này thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

2. Nội dung chương trình đào tạo chuyên môn đối với đối với các chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại các Điều 16 của Thông tư này thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV

ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP LÁI TÀU

Điều 27. Giấy phép lái tàu

1. Giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng bao gồm các loại sau:

a) Giấy phép lái đầu máy diesel (dùng cho cả lái toa xe động lực diesel);

b) Giấy phép lái đầu máy điện (dùng cho cả lái toa xe động lực chạy điện);

c) Giấy phép lái đầu máy hơi nước;

d) Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng.

2. Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị bao gồm:

a) Giấy phép lái tàu điện (dùng cho cả lái đầu máy điện);

b) Giấy phép lái đầu máy diesel;

c) Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng;

d) Giấy phép lái tàu nêu tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản này cấp cho lái tàu là người nước ngoài.

3. Giấy phép lái tàu có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Mẫu giấy phép lái tàu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Sử dụng giấy phép lái tàu

a) Nhân viên lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu và phải mang theo giấy phép khi lái tàu;

19

b) Nhân viên lái tàu trên đường sắt quốc gia được phép lái phương tiện tương ứng trên đường sắt chuyên dùng. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đối với những lái tàu này

c) Nhân viên lái tàu không lái tàu theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh này thì phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 30, Điều 32 Thông tư này.

Điều 28. Điều kiện cấp giấy phép lái tàu

Người được cấp giấy phép lái tàu phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Đối với lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác

a) Có độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Đường sắt; có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Có bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo cấp;

c) Phải có thời gian làm phụ lái tàu an toàn liên tục 24 tháng trở lên đối với loại giấy phép lái tàu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 27 của Thông tư này; 12 tháng trở lên đối với loại giấy phép lái tàu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 của Thông tư này;

d) Đã qua kỳ sát hạch và được hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu (sau đây gọi là hội đồng sát hạch) đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này.

2. Đối với lái tàu đầu tiên trên tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam

a) Có độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Đường sắt; có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Có bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp; hoặc bằng hoặc chứng chỉ lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do tổ chức nước ngoài cấp qua quá trình đào tạo, chuyển giao công nghệ của dự án;

c) Đủ điều kiện sát hạch và được hội đồng sát hạch đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này.

Điều 29. Cơ quan cấp giấy phép lái tàu

1. Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng theo quy định tại Thông tư này.

20

Điều 30. Thủ tục cấp giấy phép lái tàu cho lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác

1. Hồ sơ đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu

a) Bản chính văn bản giấy hoặc bản điện tử văn bản đề nghị tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái tàu của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt (sau đây gọi là doanh nghiệp) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ của cá nhân:

Bản gốc hoặc bản điện tử đơn đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản gốc hoặc bản điện tử hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực bằng hoặc chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch;

03 ảnh màu cỡ 3x4cm ảnh chụp hoặc ảnh điện tử chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

2. Các hình thức nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ về cơ quan cấp giấy phép lái tàu theo một trong các hình thức sau:

a) Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa;

b) Nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia;

c) Nộp qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.

3. Cơ quan cấp giấy phép lái tàu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

a) Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ qua bộ phận một cửa hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến; 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo các hình thức khác, cơ quan cấp giấy phép lái tàu có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định, cơ quan cấp giấy phép lái tàu thực hiện thủ tục theo quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái tàu

a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp giấy phép lái tàu ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch cấp giấy phép lái tàu, quyết định thành lập hội đồng sát hạch và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp. Trong đó, quyết định tổ chức kỳ sát hạch phải nêu rõ hình thức sát hạch lý thuyết (thi viết hoặc thi trắc nghiệm), danh sách thí sinh đủ điều kiện dự sát hạch, loại giấy phép lái tàu đăng ký sát hạch, loại phương tiện sát hạch

21

đối với từng thí sinh dự sát hạch;

b) Trong thời gian tối đa 03 tháng kể từ ngày có quyết định thành lập, Hội đồng sát hạch phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức kỳ sát hạch theo nội dung, quy trình quy định tại Thông tư này, báo cáo kết quả cho cơ quan cấp giấy phép lái tàu. Trường hợp không hoàn thành kỳ sát hạch trong thời hạn trên, hội đồng sát hạch phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép lái tàu nêu rõ lý do, đề xuất gia hạn thời gian hoặc kết thúc kỳ sát hạch. Thời gian gia hạn là 01 lần và tối đa không quá 01 tháng;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có báo cáo kết quả kỳ sát hạch, cơ quan cấp giấy phép lái tàu cấp giấy phép lái tàu cho những trường hợp đạt yêu cầu. Đối với những trường hợp không được cấp giấy phép lái tàu, cơ quan cấp giấy phép lái tàu có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.

Điều 31. Thủ tục cấp giấy phép lái tàu cho lái tàu đầu tiên trên tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam

1. Hồ sơ đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu

a) Bản chính văn bản giấy hoặc bản điện tử: Văn bản đề nghị cấp giấy phép lái tàu của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và văn bản xác nhận của doanh nghiệp hoặc Chủ đầu tư dự án (hoặc tổ chức được Chủ đầu tư dự án giao quản lý dự án đường sắt đô thị) về việc nhân sự đạt yêu cầu, điều khiển đoàn tàu an toàn trong thời gian vận hành thử toàn hệ thống của dự án, theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực biên bản nghiệm thu đạt yêu cầu hạng mục đào tạo nhân lực vận hành khai thác dự án đường sắt đô thị chuyên ngành lái tàu theo hợp đồng của dự án, kèm theo danh sách nhân sự được đề nghị cấp giấy phép lái tàu;

c) Hồ sơ của cá nhân:

Bản gốc hoặc bản điện tử đơn đề nghị cấp giấy phép lái tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản gốc hoặc bản điện tử hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực: Bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp, hoặc bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do tổ chức nước ngoài cấp qua quá trình đào tạo, chuyển giao công nghệ của dự án; chứng chỉ hoặc chứng nhận bồi dưỡng kiến thức pháp luật đường sắt đô thị do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;

03 ảnh màu cỡ 3x4cm ảnh chụp hoặc ảnh điện tử chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

22

2. Thời gian nộp hồ sơ và các hình thức nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ về cơ quan cấp giấy phép lái tàu theo một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 30 của Thông tư này, chậm nhất trước thời điểm tuyến đường sắt đô thị được vận hành, khai thác thương mại đủ 01 năm. Sau thời điểm này, việc cấp giấy phép lái tàu thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Thông tư này.

3. Cơ quan cấp giấy phép lái tàu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

a) Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ qua bộ phận một cửa hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến; 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo các hình thức khác, cơ quan cấp giấy phép lái tàu có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định, cơ quan cấp giấy phép lái tàu thực hiện thủ tục theo quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tổ chức xét hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lái tàu

a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định, cơ quan cấp giấy phép lái tàu ra quyết định thành lập hội đồng sát hạch;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập, hội đồng sát hạch tổ chức xét hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lái tàu của doanh nghiệp và có báo cáo kết quả cho cơ quan cấp giấy phép lái tàu;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có báo cáo của hội đồng sát hạch về kết quả xét hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép lái tàu cấp giấy phép lái tàu cho những trường hợp đạt yêu cầu. Đối với những trường hợp không được cấp giấy phép lái tàu, cơ quan cấp giấy phép lái tàu có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.

Điều 32. Thủ tục cấp giấy phép lái tàu đường sắt đô thị cho người nước ngoài đã có giấy phép lái tàu do cơ quan cấp giấy phép lái tàu nước ngoài cấp

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lái tàu

a) Bản chính hoặc bản điện tử văn bản đề nghị cấp giấy phép lái tàu của doanh nghiệp thuê người nước ngoài đã có giấy phép lái tàu do cơ quan cấp giấy phép lái tàu nước ngoài cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính hoặc bản điện tử hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực Hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị và lái tàu là người nước ngoài;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực hồ sơ kết quả kiểm tra năng lực, nghiệp vụ lái tàu trên đường sắt đô thị đối với từng lái tàu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức theo các nội dung quy định tại mục 3, mục 4 Chương VI Thông tư này;

d) Hồ sơ của cá nhân:

23

Bản gốc hoặc bản điện tử đơn đề nghị cấp giấy phép lái tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản gốc hoặc bản điện tử hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp có công nghệ tương ứng với tuyến đường sắt được thuê vận hành, được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt;

03 ảnh màu cỡ 3x4cm ảnh chụp hoặc ảnh điện tử chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

2. Các hình thức nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ về cơ quan cấp giấy phép lái tàu theo một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 30 của Thông tư này.

3. Cơ quan cấp giấy phép lái tàu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

a) Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ qua bộ phận một cửa hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến; 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo các hình thức khác, cơ quan cấp giấy phép lái tàu có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép lái tàu cấp giấy phép lái tàu cho những trường hợp đạt yêu cầu. Đối với những trường hợp không đạt yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép lái tàu có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.

Điều 33. Thủ tục cấp lại giấy phép lái tàu

1. Giấy phép lái tàu được cấp lại trong các trường hợp sau:

a) Hết hạn sử dụng;

b) Bị hư hỏng hoặc bị mất.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái tàu

a) Bản gốc hoặc bản điện tử văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lái tàu của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ của cá nhân:

Bản gốc hoặc bản điện tử đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản gốc hoặc bản điện tử hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

03 ảnh màu cỡ 3x4cm ảnh chụp hoặc ảnh điện tử chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính

24

đến ngày nộp hồ sơ.

2. Các hình thức nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ về cơ quan cấp giấy phép lái tàu theo một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 30 của Thông tư này.

3. Cơ quan cấp giấy phép lái tàu tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính

a) Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ qua bộ phận một cửa hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến; 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo các hình thức khác, cơ quan cấp giấy phép lái tàu có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép lái tàu cấp lại giấy phép lái tàu cho những trường hợp đạt yêu cầu. Đối với những trường hợp không đạt yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép lái tàu có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.

Điều 34. Thu hồi giấy phép lái tàu

1. Giấy phép lái tàu bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Cấp cho người không đủ điều kiện quy định tại Điều 28 Thông tư này;

b) Có hành vi gian lận trong việc làm hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại quy định tại các Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33 Thông tư này.

2. Cơ quan cấp giấy phép lái tàu có trách nhiệm ra quyết định thu hồi giấy phép lái tàu; doanh nghiệp trực tiếp quản lý lái tàu có trách nhiệm thu hồi giấy phép lái tàu và gửi về cơ quan cấp giấy phép lái tàu.

Điều 35. Phí, lệ phí cấp, cấp lại giấy phép lái tàu, thời gian lưu trữ hồ sơ

Doanh nghiệp hoặc cá nhân người được cấp giấy phép lái tàu phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Chương V

ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG SÁT HẠCH CẤP GIẤY PHÉP LÁI TÀU ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA, ĐƯỜNG SẮT CHUYÊN DÙNG

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 36. Điều kiện sát hạch

Người được sát hạch phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 28 của Thông tư này.

2. Có đủ hồ sơ theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 30 Thông tư này.

25

Điều 37. Hội đồng sát hạch

1. Hội đồng sát hạch có từ 05 đến 09 thành viên, do cơ quan cấp giấy phép lái tàu quyết định thành lập theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 30 Thông tư này.

2. Thành phần hội đồng sát hạch

a) Chủ tịch Hội đồng sát hạch là lãnh đạo của cơ quan cấp giấy phép lái tàu hoặc người được ủy quyền;

b) Các Phó chủ tịch Hội đồng sát hạch là lãnh đạo của doanh nghiệp có thí sinh tham dự kỳ sát hạch;

c) Thư ký Hội đồng sát hạch là công chức của cơ quan cấp giấy phép lái tàu;

d) Các thành viên khác của Hội đồng sát hạch do cơ quan cấp giấy phép lái tàu quyết định;

đ) Trong quá trình tổ chức kỳ sát hạch, trường hợp có thành viên Hội đồng sát hạch vì lý do khách quan không thể tham gia được thì Hội đồng sát hạch phải kịp thời báo cáo, đề nghị cơ quan cấp giấy phép lái tàu quyết định nhân sự thay thế.

3. Nguyên tắc hoạt động

a) Hội đồng sát hạch chỉ làm việc khi có mặt Chủ tịch Hội đồng và tối thiểu 60% tổng số thành viên của Hội đồng sát hạch;

b) Hội đồng sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà chủ tịch hội đồng sát hạch đã biểu quyết.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn

a) Đề nghị cơ quan cấp giấy phép lái tàu thành lập tổ sát hạch;

b) Tổ chức kỳ sát hạch theo đúng nội dung quy định tại các mục 2, mục 3, mục 4 Chương V của Thông tư này; đảm bảo đúng quy trình quy định tại Chương IX của Thông tư này;

c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình sát hạch;

d) Báo cáo cơ quan cấp giấy phép lái tàu kết quả kỳ sát hạch đúng thời hạn quy định tại điểm b khoản 4 Điều 30 của Thông tư này;

đ) Báo cáo đề xuất gia hạn thời gian tổ chức kỳ sát hạch hoặc kết thúc kỳ sát hạch theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 30 của Thông tư này;

e) Tạm ngừng kỳ sát hạch và báo cáo cơ quan cấp giấy phép lái tàu khi thấy không đủ điều kiện tổ chức kỳ sát hạch;

g) Thành viên Hội đồng sát hạch thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Chủ tịch Hội đồng sát hạch phân công; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ tịch hội đồng sát hạch về thực hiện nhiệm vụ được phân công;

h) Nhiệm vụ của thành viên thư ký Hội đồng sát hạch: Chuẩn bị các văn bản, tài liệu phục vụ

26

các cuộc họp của Hội đồng sát hạch; ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng sát hạch; các mẫu biểu, biên bản phục vụ cho hoạt động của kỳ sát hạch và các mẫu biểu, tài liệu khác liên quan đến hoạt động của Hội đồng sát hạch; tiếp nhận các văn bản, tài liệu do tổ sát hạch bàn giao, tổng hợp, báo cáo Hội đồng sát hạch về kết quả kỳ sát hạch; các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng sát hạch;

i) Chủ tịch hội đồng sát hạch chịu trách nhiệm chung về kết quả hoạt động của Hội đồng sát hạch, bảo đảm hoạt động của Hội đồng sát hạch thực hiện đúng quy định của pháp luật; báo cáo các nội dung liên quan đến kỳ sát hạch với cơ quan cấp giấy phép lái tàu và cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;

k) Hội đồng sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 38. Tổ sát hạch

1. Tổ sát hạch có ít nhất 03 thành viên, do cơ quan cấp giấy phép lái tàu quyết định thành lập theo đề nghị của Hội đồng sát hạch quy định tại điểm a khoản 4 Điều 37, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng sát hạch.

2. Thành phần tổ sát hạch

a) Thành viên tổ sát hạch phải có thẻ sát hạch viên do Cục Đường sắt Việt Nam cấp;

b) Tổ trưởng tổ sát hạch là lãnh đạo doanh nghiệp có thí sinh dự kỳ sát hạch;

c) Sát hạch viên gồm có sát hạch lý thuyết, sát hạch viên thực hành;

d) Trong quá trình tổ chức kỳ sát hạch, trường hợp thành viên Tổ sát hạch vì lý do khách quan không thể tham gia thì Hội đồng sát hạch phải kịp thời báo cáo, đề nghị cơ quan cấp giấy phép lái tàu quyết định nhân sự thay thế.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

a) Giúp hội đồng sát hạch xây dựng nội dung sát hạch trình cơ quan cấp giấy phép lái tàu phê duyệt;

b) Thực hiện công tác sát hạch theo đúng nội dung, quy trình sát hạch quy định tại Thông tư này;

c) Sát hạch viên thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Tổ trưởng Tổ sát hạch; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổ trưởng Tổ sát hạch và Chủ tịch Hội đồng sát hạch về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công;

d) Tổ trưởng Tổ sát hạch chịu trách nhiệm chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Tổ sát hạch, bảo đảm hoạt động của Tổ sát hạch đúng quy định của pháp luật; báo cáo các nội dung liên quan đến kỳ sát hạch với cơ quan cấp giấy phép lái tàu và cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;

đ) Tổ sát hạch tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 39. Địa điểm, phương tiện, trình tự sát hạch

27

1. Địa điểm sát hạch

Địa điểm tổ chức sát hạch do doanh nghiệp bố trí. Địa điểm sát hạch phải đảm bảo các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất và các loại phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị chuyên môn, tuyến đường sắt đang khai thác phục vụ cho công tác sát hạch các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Phương tiện dùng để sát hạch thực hành phải đảm bảo các điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Đường sắt.

3. Trình tự sát hạch

a) Sát hạch lý thuyết;

b) Sát hạch thực hành: Gồm thực hành khám máy và thực hành lái tàu;

c) Thí sinh không đạt yêu cầu sát hạch lý thuyết sẽ không được tham dự sát hạch thực hành;

d) Tùy theo tình hình thực tế, hội đồng sát hạch, tổ sát hạch có thể hoán đổi trình tự thực hiện thực hành khám máy và lái tàu tại điểm b Khoản này;

đ) Thí sinh không đạt yêu cầu đối với một trong hai phần sát hạch thực hành quy định tại điểm b Khoản này được sát hạch lại 01 lần phần thực hành chưa đạt yêu cầu ngay trong kỳ sát hạch đó;

e) Thí sinh không đạt yêu cầu cả hai phần sát hạch thực hành quy định tại điểm b Khoản này sẽ không được sát hạch thực hành lại.

Điều 40. Điều kiện để công nhận đạt yêu cầu kỳ sát hạch

1. Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu kỳ sát hạch khi đạt yêu cầu cả sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành theo quy định của Thông tư này.

2. Thí sinh không đạt yêu cầu của kỳ sát hạch nêu tại khoản 1 Điều này không được bảo lưu kết quả sát hạch.

Mục 2

SÁT HẠCH LÝ THUYẾT

Điều 41. Nội dung sát hạch

Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, công lệnh, biệt lệ, chỉ thị chạy tàu và các văn bản quy định hiện hành khác có liên quan đến chức danh lái tàu.

Điều 42. Hình thức sát hạch

Thực hiện theo một trong các hình thức sau:

1. Thi viết

28

a) Thời gian làm bài: 150 phút;

b) Số lượng câu hỏi: 06 câu, trong đó có ít nhất 02 câu về Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành;

c) Tổng điểm tối đa: 10 điểm.

2. Thi trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính

a) Thời gian làm bài: 60 phút;

b) Số lượng câu hỏi: 60 câu, trong đó có ít nhất 20 câu về Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành;

c) Tổng điểm tối đa: 60 điểm, trong đó mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm.

Điều 43. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu

Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Trường hợp thi viết: Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).

2. Trường hợp thi trắc nghiệm: Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).

Mục 3

SÁT HẠCH THỰC HÀNH KHÁM MÁY

Điều 44. Nội dung, thời gian sát hạch

1. Nội dung sát hạch

a) Khám nguội: Khám tổng thể, đầy đủ các bộ phận, chi tiết của phương tiện ở trạng thái nguội (trước khi khởi động) theo đúng yêu cầu của đề thi, đảm bảo đúng thủ tục, trình tự, tư thế, an toàn lao động; trong quá trình khám máy phải phát hiện và có phương án xử lý đúng 03 sự cố kỹ thuật (pan) ở bộ phận chạy, động cơ, bộ phận hãm hoặc hệ thống điện, do tổ sát hạch tạo ra;

b) Khám nóng: Khám đầy đủ các bộ phận, chi tiết của phương tiện ở trạng thái nóng (sau khi khởi động) theo đúng yêu cầu của đề thi, đảm bảo đúng thủ tục, trình tự, tư thế, an toàn lao động; trong quá trình khám máy phải phát hiện và có phương án xử lý đúng 02 sự cố kỹ thuật (pan) ở bộ phận hãm, động cơ hoặc hệ thống điện, do tổ sát hạch tạo ra.

2. Thời gian sát hạch: Hội đồng sát hạch xem xét, quyết định căn cứ vào từng loại phương tiện sát hạch và đề xuất của doanh nghiệp.

Điều 45. Điểm sát hạch

Điểm sát hạch thực hành khám máy tối đa là 100 điểm, quy định như sau:

1. Khám đầy đủ, đúng quy định các bộ phận, chi tiết máy ở trạng thái nguội và nóng, đảm bảo đúng thủ tục, trình tự, tư thế, an toàn lao động: Tối đa 50 điểm.

29

2. Mỗi pan được phát hiện và có phương án xử lý đúng: Tối đa 10 điểm.

Điều 46. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu

Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi được tối thiểu 60 điểm sau khi trừ các điểm vi phạm (nếu có), trong đó phải phát hiện và có phương án xử lý đúng ít nhất 03 sự cố kỹ thuật (pan), trong đó có ít nhất 01 sự cố kỹ thuật (pan) ở trạng thái nóng.

Mục 4

SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI TÀU

Điều 47. Phương tiện và quãng đường sát hạch

1. Phương tiện sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 2 Điều 39 Thông tư này và các yêu cầu sau:

a) Đối với các loại đầu máy, toa xe động lực: Phải kéo đoàn xe khách hoặc đoàn xe hàng;

b) Đối với phương tiện chuyên dùng: Nếu có toa xe hoặc xe rơ moóc thì phải kéo theo cả toa xe hoặc xe rơ moóc đó.

2. Quãng đường sát hạch: Thí sinh lái tàu chạy ít nhất 03 khu gian, theo đúng quy định của biểu đồ chạy tàu, công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành; trong đó khu gian đầu là khu gian chạy thử, các khu gian sau dùng để đánh giá kết quả thực hành lái tàu.

Điều 48. Nội dung sát hạch

1. Công tác chuẩn bị: Thí sinh phải kiểm tra sự đầy đủ của các dụng cụ quy định, các ấn chỉ chạy tàu cần thiết.

2. Chế độ báo cáo, hô đáp: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, hô đáp theo quy định.

3. Kỹ năng dừng tàu: Thí sinh phải dừng tàu 02 lần theo biểu đồ chạy tàu. Vị trí dừng tàu được xác định bằng cách đối chiếu tim ghế ngồi của lái tàu, theo phương vuông góc với tim đường sắt, với mốc chuẩn đã được quy định trong đề sát hạch. Vị trí dừng tàu được xê dịch trong khoảng cho phép như sau:

a) Đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt: Trước không quá 03 mét hoặc vượt không quá 01 mét so với mốc chuẩn;

b) Đối với tàu khách: Trước không quá 06 mét hoặc vượt không quá 02 mét so với mốc chuẩn;

c) Đối với tàu hàng: Trước không quá 08 mét hoặc vượt không quá 04 mét so với mốc chuẩn.

4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu chạy đúng thời gian quy định trong biểu đồ chạy tàu, đúng công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành.

5. Kỹ năng hãm tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

30

Điều 49. Điểm sát hạch

Điểm sát hạch thực hành lái tàu tối đa là 100 điểm và được quy định như sau:

1. Công tác chuẩn bị: Tối đa 10 điểm.

2. Chế độ báo cáo, hô đáp: Tối đa 20 điểm.

3. Kỹ năng dừng tàu: Tối đa 20 điểm.

4. Kỹ năng lái tàu: Tối đa 30 điểm, trong đó:

a) Thời gian chạy tàu khu gian: Tối đa 10 điểm. Trong trường hợp có vị trí chạy chậm trong khu gian thì sát hạch viên phải báo cho thí sinh biết và phải cộng thêm thời gian kỹ thuật của vị trí chạy chậm đó;

b) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định: Tối đa 20 điểm.

5. Kỹ năng hãm tàu: Tối đa 20 điểm.

Điều 50. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu

Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đạt tối thiểu 60 điểm sau khi trừ điểm vi phạm (nếu có), trong đó không có nội dung nào quy định tại Điều 49 của Thông tư này bị trừ quá 1/2 số điểm.

Chương VI

ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG SÁT HẠCH CẤP GIẤY PHÉP LÁI TÀU ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 51. Điều kiện sát hạch

Người được sát hạch phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 28 của Thông tư này.

2. Có đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Thông tư này đối với lái tàu trên tuyến đường sắt đang khai thác hoặc khoản 1 Điều 31 Thông tư này đối với lái tàu đầu tiên trên tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam.

Điều 52. Thực hiện sát hạch đối với lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác

1. Cơ quan cấp giấy phép lái tàu thành lập hội đồng sát hạch theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 30 Thông tư này để thực hiện sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành theo nội dung quy định tại mục 2, mục 3, mục 4 Chương này; đảm bảo tuân thủ đúng quy trình quy định tại Chương IX của Thông tư này.

2. Hội đồng sát hạch có từ 05 đến 07 thành viên. Thành phần hội đồng sát hạch, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng sát hạch thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 4 Điều 37 của Thông tư này.

31

3. Tổ sát hạch thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này.

4. Địa điểm, phương tiện, trình tự sát hạch thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Thông tư này.

5. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu kỳ sát hạch theo quy định tại Điều 40 của Thông tư này.

Điều 53. Thực hiện sát hạch đối với lái tàu đầu tiên trên các tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam

1. Cơ quan cấp giấy phép lái tàu thành lập Hội đồng sát hạch theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 31 Thông tư này để kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lái tàu theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Hội đồng sát hạch có từ 05 đến 07 thành viên. Thành phần Hội đồng sát hạch thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Thông tư này, trong đó phải có thêm thành phần là đại diện Chủ đầu tư dự án (hoặc tổ chức được Chủ đầu tư dự án giao quản lý dự án đường sắt đô thị).

3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng sát hạch hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Thông tư này.

4. Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng sát hạch

a) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ về các nội dung của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lái tàu và đánh giá về điều kiện cấp giấy phép lái tàu của nhân sự theo quy định của Thông tư này;

b) Lập Biên bản làm việc của Hội đồng sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá hồ sơ theo quy định và đề xuất, kiến nghị cơ quan cấp giấy phép lái tàu cấp hoặc không cấp giấy phép lái tàu cho thí sinh, theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi được Hội đồng sát hạch đánh giá hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định.

Mục 2

SÁT HẠCH LÝ THUYẾT

Điều 54. Nội dung sát hạch

Luật Đường sắt, các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt; quy chuẩn kỹ thuật, quy tắc vận hành, công tác an toàn, tín hiệu và tuyến đường và các quy định hiện hành khác có liên quan đến chức danh lái tàu; lý thuyết lái tàu.

Điều 55. Hình thức sát hạch

Thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Thông tư này.

Điều 56. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu

Thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Thông tư này.

32

Mục 3

SÁT HẠCH THỰC HÀNH KHÁM MÁY

Điều 57. Nội dung, thời gian sát hạch

1. Nội dung sát hạch thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Thông tư này.

2. Thời gian sát hạch: Hội đồng sát hạch xem xét, quyết định căn cứ vào từng loại tàu, tuyến đường sắt khai thác và đề xuất của doanh nghiệp.

Điều 58. Điểm sát hạch

Điểm sát hạch thực hành khám máy thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Thông tư này.

Điều 59. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu

Thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Thông tư này.

Mục 4

SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI TÀU

Điều 60. Phương tiện và quãng đường sát hạch

1. Phương tiện sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 2 Điều 39 Thông tư này và các yêu cầu sau:

a) Đối với các loại tàu điện, đầu máy diesel: Phải kéo đoàn xe khách đường sắt đô thị;

b) Đối với phương tiện chuyên dùng: Nếu có toa xe hoặc xe rơ moóc thì phải kéo theo cả toa xe hoặc xe rơ moóc đó.

2. Quãng đường sát hạch

a) Thí sinh lái tàu chạy ít nhất 11 khu gian liên tiếp, theo đúng quy định của biểu đồ chạy tàu, công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành; trong đó khu gian đầu là khu gian chạy thử, các khu gian sau dùng để đánh giá kết quả thực hành lái tàu;

b) Đối với tuyến đường và tàu được trang bị thiết bị điều khiển chạy tàu tự động, tại khu gian đầu tiên, thiết bị điều khiển chạy tàu tự động để ở vị trí mở (ON); tại các khu gian còn lại, thiết bị điều khiển chạy tàu tự động để ở vị trí tắt (OFF).

Điều 61. Nội dung sát hạch

1. Công tác chuẩn bị, báo cáo, hô đáp và xác nhận tín hiệu: Thí sinh phải kiểm tra sự đầy đủ của các dụng cụ, giấy tờ cần thiết và báo cáo, hô đáp xác nhận tín hiệu theo quy định.

2. Kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt: Tiến hành đo cự ly bằng mắt ở cự ly trung bình (từ 100 300 mét) và cự ly dài (từ 301 ÷600 mét), mỗi cự ly 01 lần.

3. Kỹ năng dừng tàu: Thí sinh phải dừng tàu ít nhất 10 lần. Vị trí dừng tàu được xác định bằng mốc dừng tàu chuẩn đã được quy định trong đề sát hạch. Vị trí dừng tàu được xê dịch trong khoảng cho phép như sau:

33

a) Đối với ga không có cửa chắn ke ga là ± 1,0 mét;

b) Đối với ga có cửa chắn ke ga là: ± 0,5 mét.

4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu chạy đúng thời gian quy định trong biểu đồ chạy tàu, đúng tốc độ quy định và cảnh báo hiện hành.

5. Kỹ năng điều khiển thiết bị phanh hãm tự động: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, dừng tàu êm dịu.

6. Xử lý tình huống khẩn cấp: Thí sinh phải thực hiện các biện pháp xử lý 01 tình huống khẩn cấp giả định trong quá trình thực hành theo quy định của đề thi.

Điều 62. Điểm sát hạch

Điểm sát hạch thực hành lái tàu được quy định tối đa là 100 điểm cho mỗi nội dung quy định tại Điều 61 của Thông tư này.

Điều 63. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu

Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đạt tối thiểu 60 điểm cho mỗi nội dung quy định tại Điều 61 của Thông tư này sau khi trừ điểm vi phạm (nếu có).

Chương VII

SÁT HẠCH VIÊN

Điều 64. Điều kiện cấp thẻ sát hạch viên, mẫu thẻ sát hạch viên

1. Điều kiện cấp thẻ sát hạch viên

Cục Đường sắt Việt Nam cấp thẻ sát hạch viên cho những người được doanh nghiệp hoặc cơ sở đào tạo lái tàu đề nghị, đạt đủ các điều kiện sau:

a) Đã qua khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sát hạch lái tàu theo đúng nội dung, chương trình do Cục Đường sắt Việt Nam quy định và được cơ sở đào tạo đánh giá đạt yêu cầu, cấp chứng chỉ;

b) Sát hạch viên lý thuyết phải có trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm công tác liên quan đến lái tàu;

c) Sát hạch viên thực hành phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trực tiếp đảm nhận chức danh lái tàu.

2. Mẫu thẻ sát hạch viên được quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 65. Bồi dưỡng nghiệp vụ sát hạch viên

Nội dung, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sát hạch viên quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương VIII

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 66. Chế độ báo cáo

34

1. Tên báo cáo: Báo cáo công tác cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt

2. Nội dung yêu cầu báo cáo

a) Số lượng kỳ sát hạch;

b) Số lượng giấy phép lái tàu đã cấp, cấp lại, thu hồi;

c) Biến động nhân sự lái tàu;

d) Dự kiến nhu cầu sát hạch cấp, cấp lại giấy phép lái tàu của năm sau.

3. Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp sử dụng chức danh lái tàu; cơ quan cấp giấy phép lái tàu;

4. Cơ quan nhận báo cáo

a) Cục Đường sắt Việt Nam nhận báo cáo từ doanh nghiệp sử dụng chức danh lái tàu đường sắt quốc gia và cơ quan cấp giấy phép lái tàu của địa phương;

b) Bộ Giao thông vận tải nhận báo cáo từ Cục Đường sắt Việt Nam.

5. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

6. Thời hạn gửi báo cáo

a) Doanh nghiệp gửi báo cáo về Cục Đường sắt Việt Nam, cơ quan cấp giấy phép lái tàu của địa phương định kỳ từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu;

b) Cơ quan cấp giấy phép lái tàu của địa phương gửi báo cáo về Cục Đường sắt Việt Nam định kỳ từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu;

c) Cục Đường sắt Việt Nam gửi báo cáo về Bộ Giao thông vận tải định kỳ từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.

7. Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu.

8. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm báo cáo hoặc đến thời điểm theo yêu cầu.

9. Mẫu báo cáo: Theo Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IX

QUY TRÌNH SÁT HẠCH

Điều 67. Quy trình tổ chức kỳ sát hạch cấp giấy phép lái tàu

Quy trình tổ chức kỳ sát hạch cấp giấy phép lái tàu đối với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị đang khai thác quy định tại Điều 30 Thông tư này quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương X

35

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN

Điều 68. Cơ quan cấp giấy phép lái tàu

1. Tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu theo thẩm quyền, thủ tục theo đúng quy định tại Thông tư này.

2. Tổ chức theo dõi, quản lý việc sử dụng phôi giấy phép lái tàu theo thẩm quyền quy định tại Thông tư này.

3. Thu và sử dụng lệ phí cấp, cấp lại giấy phép lái tàu theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư này.

5. Thực hiện cập nhật dữ liệu theo thẩm quyền vào cơ sở dữ liệu quản lý nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu của Cục Đường sắt Việt Nam theo quy định.

6. Đối với Cục Đường sắt Việt Nam, ngoài các trách nhiệm nêu trên còn có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, cấp thẻ sát hạch viên theo quy định tại Thông tư này; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn cơ quan cấp giấy phép lái tàu của địa phương thực hiện quy định của Thông tư này.

7. Hồ sơ, tài liệu sát hạch, cấp, cấp lại giấy phép lái tàu được lưu trữ tại cơ quan cấp giấy phép lái tàu trong thời hạn tối thiểu 20 năm. Việc tiêu hủy tài liệu hết thời hạn lưu trữ theo quy định hiện hành.

Điều 69. Doanh nghiệp sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu

1. Về nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu

a) Tổ chức quản lý, sử dụng nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu của doanh nghiệp theo quy định;

b) Hằng năm, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;

c) Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ, điều kiện, tiêu chuẩn nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trước khi bố trí đảm nhận chức danh;

d) Xây dựng nội dung và tổ chức kiểm tra nghiệp vụ định kỳ đối với các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu ít nhất 02 lần/năm (01 lần lý thuyết, 01 lần thực hành);

đ) Tổ chức đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ cho lái tàu trước khi thay đổi tuyến đường theo quy định tại khoản 3 Điều 25; điểm b khoản 4 Điều 27 của Thông tư này.

2. Về công tác sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu theo quy định của Thông tư này;

b) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của doanh nghiệp trong thủ tục, quy trình sát hạch, cấp,

36

cấp lại giấy phép lái tàu theo quy định của Thông tư này.

3. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư này.

4. Thường xuyên cập nhật dữ liệu theo phạm vi quản lý vào cơ sở dữ liệu quản lý nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu của Cục Đường sắt Việt Nam theo quy định.

Điều 70. Chủ đầu tư dự án (hoặc tổ chức được Chủ đầu tư dự án giao quản lý dự án đường sắt đô thị) đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ sử dụng lần đầu tại Việt Nam

Thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quy trình, thủ tục công tác sát hạch cấp giấy phép lái tàu cho những lái tàu đầu tiên trên tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ sử dụng lần đầu tại Việt Nam theo quy định của Thông tư này.

Điều 71. Cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu

1. Xây dựng nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp trở lên đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại khoản 1 Điều 26 của Thông tư này và tổ chức đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.

2. Xây dựng hoặc lựa chọn giáo trình đào tạo chi tiết theo nội dung, chương trình đào tạo đối với từng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại khoản 2 Điều 26 của Thông tư này và tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.

3. Xây dựng hoặc lựa chọn giáo trình đào tạo chi tiết theo nội dung, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sát hạch viên quy định Điều 65 của Thông tư này và tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ theo đề nghị của Cục Đường sắt Việt Nam và quy định của pháp luật.

4. Xây dựng, tổ chức thực hiện nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu theo đề nghị của doanh nghiệp và quy định của pháp luật.

Chương XI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 72. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2023.

2. Các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt;

b) Thông tư số 07/2020/TT-BGTVT ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao

37

thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt;

c) Điều 3 Thông tư số 24/2020/TT-BGTVT ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường sắt;

d) Thông tư số 05/2021/TT-BGTVT ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt và Thông tư số 24/2020/TT-BGTVT ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường sắt;

đ) Thông tư số 25/2021/TT-BGTVT ngày 29 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt; Thông tư số 05/2021/TT-BGTVT ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 và Thông tư số 24/2020/TT-BGTVT ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường sắt.

Điều 73. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu đã được công nhận chức danh và bố trí công tác trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục được đảm nhận chức danh và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Thông tư này.

2. Giấy phép lái tàu còn thời hạn do Cục Đường sắt Việt Nam cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên giấy phép, hoặc đến khi được cơ quan cấp giấy phép lái tàu cấp lại, thu hồi theo quy định tại Thông tư này.

3. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa thực hiện được các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 29 của Thông tư này thì có văn bản đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam tiếp tục thực hiện. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Thông tư này.

38

4. Trường hợp cơ quan cấp giấy phép lái tàu của địa phương thu hồi giấy phép lái tàu đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị do Cục Đường sắt Việt Nam cấp trước đây thì thông báo cho Cục Đường sắt Việt Nam để theo dõi.

5. Các sát hạch viên đã được Cục Đường sắt Việt Nam cấp thẻ sát hạch viên trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục được sử dụng thẻ sát hạch viên, cho đến khi được Cục Đường sắt Việt Nam cấp mới thẻ sát hạch viên theo quy định tại Thông tư này.

6. Việc cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quản lý nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu của Cục Đường sắt Việt Nam sẽ được thực hiện sau khi Cục Đường sắt Việt Nam hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu.

Điều 74. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

26/2023/TT-BGTVT


Hiệu lực văn bản: Còn Hiệu lực
THÔNG TƯ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt

THÔNG TƯ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt

Bộ Giao thông Vận tải
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 26/2023/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2023

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải

Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt

Điều 1. Thay thế Phụ lục V, Phụ lục VIII, Phụ lục XII của Thông tư số 15/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt (sau đây gọi tắt là Thông tư số 15/2023/TT-BGTVT)

Thay thế Phụ lục V, Phụ lụcVIII, Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 15/2023/TT-BGTVT tương ứng bằng Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 9 năm 2023.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân

2

có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Biểu mẫu thực hiện

Bao gồm

1.003897_doanh nghiệp
1.003897_cá nhân

IV. Yêu cầu và điều kiện thực hiện #

Không yêu cầu

V. Thủ tục thực hiện #

Click hoặc chạm vào từng bước để xem thông tin

THÔNG TIN CỦA BƯỚC: #

VI. Cách thức & lệ phí thực hiện #

VII. Thành phần hồ sơ #

TroLyPhapLuat.ai

Khám phá thêm

Thông tin về chủ sở hữu Website:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIETDEVELOPERS

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0109967130 do Sở KH&ĐT TP.Hà Nội cấp ngày 15/04/2022.
Đăng ký lần đầu: ngày 15 tháng 04 năm 2022. Đăng ký thay đổi lần thứ 1: ngày 10 tháng 5 năm 2023 .
Địa chỉ trụ sở chính: Số 25, ngách 18 ngõ 91 Ngô Thì Sỹ., Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: Số 25B, ngõ 139 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0374.647.306
Email: lienhe@trolyphapluat.ai