I. Thông tin chung #
STT | Thông tin | Nội dung chi tiết |
---|---|---|
1 | Tên thủ tục |
Thủ tục Đăng ký tàu biển không thời hạn |
2 | Mã thủ tục | 1.002687 |
3 | Số quyết định |
1671/QĐ-BGTVT |
4 | Loại thủ tục | TTHC được luật giao quy định chi tiết |
5 | Lĩnh vực | Hàng Hải |
6 | Cấp thực hiện | Cấp Bộ |
7 | Đối tượng thực hiện | Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Doanh nghiệp, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã |
8 | Cơ quan thực hiện | Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải, Chi cục Hàng hải |
9 | Cơ quan có thẩm quyền | Không có thông tin |
10 | Kết quả thực hiện | Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam |
11 | Tham khảo | Cổng Dịch vụ công quốc gia (Xem thêm) |
II. Căn cứ pháp lý #
STT | Số ký hiệu | Trích yếu | Ngày ban hành | Cơ quan ban hành |
---|---|---|---|---|
1 | 189/2016/TT-BTC | Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải | 08-11-2016 | Bộ Tài chính |
2 | 171/2016/NĐ-CP | Về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển | 27-12-2016 | Chính phủ |
3 | 86/2020/NĐ-CP | Nghị định 86/2020/NĐ-CP | 23-07-2020 |
III. Văn bản liên quan #
Văn bản pháp lý
189/2016/TT-BTC
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI
Bộ Tài chính | Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 189/2016/TT-BTC | Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2016 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật phí và lệ phí
Căn cứ Nghị định số 30/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
Căn cứ Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về đăng ký, mua, bán, đóng mới tàu biển
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải sau đây:
1. Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
2. Phí thẩm định công bố cầu, bến cảng biển, khu nước, vùng nước.
3. Phí sát hạch cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng.
4. Phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển.
5. Phí xác minh giấy tờ, tài liệu liên quan đến tàu biển.
6. Lệ phí đăng ký tàu biển.
7. Lệ phí cấp chứng chỉ xác nhận việc tham gia bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính khác về trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu và ô nhiễm dầu nhiên liệu.
8. Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện.
9. Lệ phí cấp bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần I (DMLC I).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Người nộp phí, lệ phí là các tổ chức, cá nhân khi được cung cấp dịch vụ quy định thu phí, lệ phí, bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải biển hoặc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoạt động theo quy định.
b) Tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư cầu, bến cảng biển, khu nước, vùng nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố mở, đóng bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước theo quy định.
c) Tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ sở đào tạo tổ chức thi sát hạch để cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT trở lên, máy trưởng tàu thuyền có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên.
d) Chủ sở hữu tàu biển, phương tiện hoạt động trên biển thực hiện hoạt động mua, bán tàu biển đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam để phá dỡ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định hồ sơ theo quy định.
đ) Chủ sở hữu tàu biển, phương tiện hoạt động trên biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xóa, thay đổi đăng ký tàu biển theo quy định.
e) Chủ sở hữu tàu biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận việc tham gia bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính khác về trách nhiệm dân sự chủ tàu (các tàu chở dầu dạng xô từ 2.000 tấn trở lên) đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu theo Công ước CLC 1992 hoặc được cấp giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo Công ước BCC 2001.
g) Tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bằng, chứng chỉ hoạt động của thuyền viên, tàu biển phục vụ hoạt động của tàu biển theo quy định.
h) Chủ sở hữu tàu biển Việt Nam có tổng dung tích từ 500 GT trở lên hoạt động tuyến quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Bản công bố phù hợp lao động hàng hải phần I cho tàu biển theo quy định.
2. Tổ chức thu phí, lệ phí bao gồm: Cục Hàng hải Việt Nam, Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải, cơ sở đào tạo và cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ quy định thu phí, lệ phí tại khoản 1 Điều này.
3. Thông tư này không áp dụng đối với các tàu cá, tàu chuyên dùng phục vụ mục đích quân sự, an ninh thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và thuyền viên làm việc trên các tàu thuyền đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.
2. Tổng dung tích - Gross Tonnage (GT): là dung tích toàn phần lớn nhất của tàu thuyền được ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định.
3. HP, CV, KW: là các đơn vị đo công suất của tàu thuyền theo quy định.
Điều 4. Quy đổi GT của các tàu thuyền không được cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận tổng dung tích để xác định số tiền phí, lệ phí
1. Tàu thuyền không ghi GT, được quy đổi tính tổng dung tích như sau:
a) Tàu biển và phương tiện thuỷ nội địa tự hành quy đổi 1,5 tấn trọng tải tính bằng 01 GT.
b) Sà lan quy đổi 01 tấn trọng tải toàn phần tính bằng 01 GT.
c) Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thuỷ phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP, CV) tính bằng 0,5 GT; 01 KW tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền quy đổi tương đương 06 GT.
d) Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy, quy đổi 01 ghế ngồi dành cho hành khách tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm tính bằng 4 GT.
e) Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn tính bằng tổng dung tích của cả đoàn bao gồm sà lan, đầu kéo hoặc đầu đẩy.
Đối với việc quy đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này, khi thu phí, lệ phí cơ quan thu được chọn phương thức quy đổi có tổng dung tích lớn nhất.
2. Đơn vị tính công suất máy: Công suất máy chính của tàu thuyền được tính theo HP, CV hoặc KW; phần lẻ dưới 01 HP hoặc 01 KW được tính tròn 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW.
Điều 5. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Kê khai, nộp phí, lệ phí
1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
3. Tổ chức thu phí thực hiện nộp số tiền phí thu được theo tỷ lệ quy định tại Điều 7 Thông tư
này và 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương) theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.
Điều 7. Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí được để lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật phí và lệ phí.
2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật phí và lệ phí thì phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp Luật.
Điều 8. Tổ chức thực hiện và Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định hồ sơ mua, bán tàu biển và lệ phí đăng ký tàu biển, cấp bằng, chứng chỉ liên quan đến hoạt động tàu biển và công bố cảng biển và Quyết định số 62/2006/QĐ-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2005.
2. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều Luật phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH HÀNG HẢI
(kèm theo Thông tư số 189/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính )
171/2016/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH Về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển
Chính phủ | Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 171/2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2016 |
NGHỊ ĐỊNH
Về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
Căn cứ Bộ Luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về đăng ký, xóa đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam; mua, bán, đóng mới, xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển và đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài đối với tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam.
2. Các quy định về đăng ký, xóa đăng ký tàu biển tại Nghị định này cũng áp dụng đối với việc đăng ký, xóa đăng ký tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động.
3. Nghị định này không áp dụng đối với việc mua, bán, đóng mới:
a) Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được đóng mới tại Việt Nam;
b) Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và mang cờ quốc tịch nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động.
4. Nghị định này không áp dụng đối với việc đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển chỉ sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, tàu biển có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và thủy phi cơ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đăng ký tàu biển là việc cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tàu biển tại Việt Nam thực hiện
ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp Luật. Đăng ký tàu biển bao gồm các hình thức sau:
a) Đăng ký tàu biển không thời hạn;
b) Đăng ký tàu biển có thời hạn;
c) Đăng ký thay đổi;
d) Đăng ký tàu biển tạm thời;
đ) Đăng ký tàu biển đang đóng;
e) Đăng ký tàu biển loại nhỏ.
2. Đăng ký tàu biển không thời hạn là việc đăng ký tàu biển khi tàu biển đó có đủ các Điều kiện quy định tại Điều 20 Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015 và các quy định tại Nghị định này.
3. Đăng ký tàu biển có thời hạn là việc đăng ký tàu biển trong một thời hạn nhất định khi tàu biển đó có đủ các Điều kiện quy định tại Điều 20 Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015 và các quy định tại Nghị định này.
4. Đăng ký thay đổi là việc đăng ký tàu biển khi tàu biển đó đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam nhưng có sự thay đổi về tên tàu, tên chủ tàu, địa chỉ chủ tàu, thông số kỹ thuật, công dụng của tàu, cơ quan đăng ký tàu biển, tổ chức đăng kiểm tàu biển.
5. Đăng ký tàu biển tạm thời là việc đăng ký tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Chưa nộp phí, lệ phí theo quy định;
b) Chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển nhưng đã có cam kết trong hợp đồng mua, bán tàu biển là bên bán sẽ giao giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển cho bên mua; trong trường hợp này Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam chỉ có hiệu lực kể từ ngày hai bên mua, bán ký biên bản bàn giao tàu;
c) Thử tàu đóng mới hoặc nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu.
6. Đăng ký tàu biển đang đóng là việc đăng ký đối với tàu biển đã được đặt sống chính nhưng chưa hoàn thành việc đóng tàu.
7. Đăng ký tàu biển loại nhỏ là việc đăng ký tàu biển có động cơ với công suất máy chính dưới 75 kW hoặc tàu biển không có động cơ nhưng có tổng dung tích dưới 50 hoặc có tổng trọng tải dưới 100 tấn hoặc có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét.
8. Mua, bán tàu biển là quá trình tìm hiểu thị trường, chuẩn bị hồ sơ dự án, quyết định mua, bán, ký kết và thực hiện hợp đồng mua, bán tàu biển.
9. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này.
10. Cảng đăng ký hoặc nơi đăng ký của tàu biển là tên cảng biển hoặc tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan thực hiện đăng ký tàu biển đặt trụ sở, sau đây gọi chung là nơi đăng ký.
11. Tuổi của tàu biển được tính bằng số năm và bắt đầu từ ngày đặt sống chính của tàu; trường hợp không xác định được ngày đặt sống chính thì tính từ ngày việc lắp ráp thân vỏ tàu đạt được 50 tấn khối lượng hoặc bằng 01% khối lượng toàn bộ ước tính của số vật liệu sử dụng làm thân vỏ tàu biển, lấy trị số nào nhỏ hơn.
12. Dự án đầu tư mua hoặc đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước là dự án đầu tư mua hoặc đóng mới tàu biển mà vốn của Nhà nước chiếm từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.
13. Dự án đầu tư mua hoặc đóng mới tàu biển sử dụng vốn khác là dự án đầu tư mua hoặc đóng mới tàu biển không sử dụng vốn nhà nước hoặc dự án đầu tư mua hoặc đóng mới tàu biển mà vốn của Nhà nước chỉ chiếm dưới 30% và dưới 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.
14. Dự án bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước là dự án bán tàu biển mà trước đây tàu biển đó được đầu tư thuộc dự án mua hoặc đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước.
15. Dự án bán tàu biển sử dụng vốn khác là dự án bán tàu biển mà trước đây tàu biển đó được đầu tư thuộc dự án mua hoặc đóng mới tàu biển sử dụng vốn khác.
Chương II
ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN, TÀU BIỂN CÔNG VỤ, TÀU NGẦM, TÀU LẶN, KHO CHỨA NỔI VÀ GIÀN DI ĐỘNG
Mục 1
CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN VIỆT NAM
Điều 4. Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam
1. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
2. Các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.
Điều 5. Nhiệm vụ của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam
1. Lập và quản lý Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
2. Lưu trữ và quản lý hồ sơ; tổng hợp, thống kê, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động đăng ký tàu biển, cung cấp thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân quan tâm.
3. Thống nhất quản lý việc in ấn, phát hành các mẫu sổ đăng ký, hồ sơ, giấy tờ sử dụng trong công tác đăng ký tàu biển; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký tàu biển theo quy định.
4. Thông báo thông tin cụ thể trên trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam về
địa chỉ, tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển để tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc gửi hồ sơ qua đường bưu chính và nộp phí, lệ phí theo quy định bằng hình thức chuyển khoản thông qua hệ thống dịch vụ của ngân hàng.
5. Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển theo quy định tại Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015, quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan cửa pháp Luật; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký tàu biển theo hình thức thủ tục trực tuyến.
6. Thực hiện việc đăng ký thế chấp tàu biển theo các quy định của pháp Luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm.
7. Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp Luật.
Điều 6. Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam
1. Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam được sử dụng để ghi lại các thông tin liên quan đến tàu biển đã được đăng ký hoặc xóa đăng ký theo quy định. Nội dung chủ yếu của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015.
2. Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam tổ chức in ấn, hướng dẫn sử dụng và bảo quản Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Mục 2
ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN
Điều 7. Giới hạn tuổi tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam
1. Tuổi của tàu biển, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động mang cờ quốc tịch nước ngoài đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam được thực hiện theo quy định sau:
a) Tàu khách, tàu ngầm, tàu lặn: Không quá 10 năm;
b) Các loại tàu biển khác, kho chứa nổi, giàn di động: Không quá 15 năm;
c) Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định nhưng không quá 20 năm và chỉ áp dụng đối với các loại tàu: Chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, chở dầu hoặc kho chứa nổi.
2. Giới hạn về tuổi tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài, thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.
3. Giới hạn về tuổi tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng trong trường hợp tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam và thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam đã xóa đăng ký quốc tịch Việt Nam để đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài theo hình thức cho thuê tàu trần.
4. Tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua thì sau thời hạn đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam nếu tại thời điểm ký kết hợp đồng vay mua, thuê mua có tuổi tàu
phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 8. Đặt tên tàu biển
1. Tên tàu biển do chủ tàu tự đặt và phù hợp với các quy định tại Điều 21 Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển, bao gồm:
a) Tờ khai chấp thuận đặt tên tàu biển theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương về quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
d) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức thích hợp khác.
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển trả lời chủ tàu bằng văn bản về việc chấp thuận tên tàu biển do chủ tàu lựa chọn; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Điều 9. Thủ tục đăng ký tàu biển không thời hạn
1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam.
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam được cấp cho tàu biển đăng ký không thời hạn có đủ các Điều kiện và đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam theo thủ tục quy định tại Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam được cấp 01 bản chính theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày được cấp, mất hiệu lực kể từ ngày bị mất hoặc ngày tàu biển được xóa đăng ký.
2. Hồ sơ đăng ký tàu biển không thời hạn, bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (bản chính) đối với tàu biển đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính);
c) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);
d) Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
đ) Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
e) Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
g) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
h) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
Điều 10. Thủ tục đăng ký tàu biển có thời hạn
1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển có thời hạn.
a) Thời hạn đăng ký của tàu biển được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký tàu biển tương ứng với thời hạn của hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần hoặc theo đề nghị của chủ tàu.
b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển có thời hạn được cấp 01 bản chính theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn trong trường hợp chủ tàu là tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê mua tàu hoặc thuê tàu trần, bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
c) Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
đ) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký (nếu tàu biển đó đăng ký ở nước ngoài) hoặc xóa đăng ký tàu biển (bản chính);
e) Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính);
g) Biên bản bàn giao tàu (bản chính);
h) Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
i) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
3. Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn trong trường hợp chủ tàu là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, bao gồm các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và h khoản 2 Điều này; giấy
phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
4. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
5. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
6. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
Điều 11. Thủ tục đăng ký tàu biển tạm thời
1. Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam được cấp 01 bản chính cho chủ tàu đăng ký tàu biển tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam có giá trị sử dụng trong 180 ngày kể từ ngày cấp;
c) Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam hết hiệu lực khi tàu biển chưa thể về Việt Nam để hoàn thành thủ tục đăng ký chính thức theo quy định tại Nghị định này, cơ quan đăng ký tàu biển nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam gia hạn đăng ký một lần nhưng thời gian gia hạn không quá 180 ngày, kể từ ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam được cấp lần đầu;
d) Trường hợp sau khi gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam quy định tại điểm c khoản này mà tàu biển vẫn chưa thể về Việt Nam để hoàn thành thủ tục đăng ký chính thức vì lý do bất khả kháng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định gia hạn thời gian đăng ký tàu biển tạm thời nhưng thời gian gia hạn không quá 180 ngày.
2. Hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời, bao gồm:
a) Trường hợp chưa nộp phí, lệ phí, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các
điểm b, c, g và h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này và Giấy chứng nhận dung tích tàu biển, Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có của tàu (bản sao có chứng thực);
b) Trường hợp chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các điểm c, g và h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này và Giấy chứng nhận dung tích tàu biển, Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có của tàu (bản sao có chứng thực);
c) Trường hợp thử tàu đóng mới, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các điểm c, g và h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này và bản số liệu dung tích của tàu;
d) Trường hợp nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các điểm c, d, đ, g và h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
Điều 12. Thủ tục cấp Giấy phép tạm thời cho tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam
1. Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam:
a) Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam mua tàu biển của tổ chức, cá nhân nước ngoài, do Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện của Việt Nam) cấp 01 bản chính theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam chỉ có hiệu lực cho 01 hành trình cụ thể của tàu biển đó và chỉ có giá trị sử dụng từ khi được cấp cho đến khi tàu biển về đến cảng biển đầu
tiên của Việt Nam.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam, bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận xóa đăng ký đối với trường hợp tàu biển đã qua sử dụng (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
c) Biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với trường hợp nhận tàu đóng mới ở nước ngoài để đưa tàu về Việt Nam (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
d) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
đ) Giấy chứng nhận dung tích tàu biển hiện có (bản sao có chứng thực);
e) Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có (bản sao có chứng thực);
g) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
h) Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
3. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến một trong các Cơ quan đại diện của Việt Nam nơi mua tàu hoặc nơi bàn giao tàu.
4. Cơ quan đại diện của Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đại diện của Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đại diện của Việt Nam cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
5. Chủ tàu nộp lệ phí cấp giấy phép tạm thời tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của Cơ quan đại diện của Việt Nam nơi làm thủ tục trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí
liên quan đến chuyển khoản.
Điều 13. Thủ tục đăng ký tàu biển đang đóng
1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng được cấp 01 bản chính theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng không có giá trị thay thế Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.
2. Hồ sơ đăng ký tàu biển đang đóng, bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng (bản chính);
c) Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu có xác nhận của tổ chức đăng kiểm (bản chính); trường hợp tàu không có sống chính thì sử dụng giấy xác nhận của cơ sở đóng tàu, đồng thời có xác nhận của tổ chức đăng kiểm giám sát về việc đã lắp ráp thân vỏ tàu đạt 50 tấn khối lượng hoặc 1% khối lượng toàn bộ ước tính của số vật liệu sử dụng làm thân vỏ tàu (bản chính);
d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
đ) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
Điều 14. Thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ
1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển loại nhỏ được cấp 01 bản chính theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đăng ký tàu biển loại nhỏ, bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển (bản chính) đối với tàu biển đã qua sử dụng hoặc biên bản bàn giao tàu đối với tàu biển đóng mới (bản chính);
c) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính);
d) Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
đ) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
e) Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
g) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
Điều 15. Thủ tục đăng ký nội dung thay đổi
1. Trường hợp có thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này, chậm nhất sau 30 ngày, chủ tàu phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển mới tương ứng với hình thức đăng ký đã cấp trước đây.
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký nội dung thay đổi, bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị đăng ký nội dung thay đổi theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thành phần hồ sơ tương ứng với nội dung đề nghị thay đổi;
c) Bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đã cấp hoặc bản chính giấy chứng nhận xoá đăng ký trong trường hợp chuyển cơ quan đăng ký; trường hợp tàu đang hoạt động trên biển hoặc đang ở nước ngoài thì có thể sử dụng bản sao nhưng chủ tàu phải cam kết và nộp bản gốc trong vòng 30 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký mới được cấp;
d) Nếu tàu biển đang được thế chấp thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người nhận thế chấp tàu biển đó.
3. Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan đăng ký tàu biển nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây hoặc cơ quan đăng ký tàu biển mới trong trường thay đổi cơ quan đăng ký theo 01 trong các hình thức: Nộp trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi
phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
Điều 16. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển
1. Trường hợp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển bị mất, bị rách nát, hư hỏng, cơ quan đăng ký tàu biển cấp lại cho chủ tàu trên cơ sở hình thức đăng ký trước đó của tàu biển.
2. Hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, bao gồm:
a) Tờ khai cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đối với trường hợp bị rách nát, hư hỏng; trường hợp tàu đang hoạt động trên biển hoặc đang ở nước ngoài thì có thể sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhưng chủ tàu phải cam kết và nộp bản gốc trong vòng 30 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký mới được cấp.
3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển nơi tàu biển đã đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; đồng thời, gửi văn bản thông báo việc cấp lại cho bên nhận thế chấp trong trường hợp tàu đang thế chấp; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
5. Chủ tàu nộp lệ phí cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của Cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản; đồng thời thông báo việc cấp lại cho bên nhận thế chấp trong trường hợp tàu đang thế chấp.
Mục 3
ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN CÔNG VỤ, TÀU NGẦM, TÀU LẶN, KHO CHỨA NỔI VÀ GIÀN DI ĐỘNG
Điều 17. Quy định về đăng ký tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động
1. Đăng ký tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động vào Sổ đăng
ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
2. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động được cấp 01 bản chính theo các Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 18. Thủ tục đăng ký tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động
1. Thủ tục đăng ký tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động thực hiện như thủ tục đăng ký tàu biển theo quy định từ Điều 8 đến Điều 16 của Nghị định này.
2. Trường hợp đăng ký tàu biển công vụ, chủ tàu nộp Quyết định thành lập cơ quan, đơn vị của cấp có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) thay cho thành phần hồ sơ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8; điểm g khoản 2 Điều 9; điểm d khoản 2 Điều 10; điểm g khoản 2 Điều 12; điểm d khoản 2 Điều 13 và điểm đ khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
Chương III
XÓA ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN, TÀU BIỂN CÔNG VỤ, TÀU NGẦM, TÀU LẶN, KHO CHỨA NỔI, GIÀN DI ĐỘNG
Điều 19. Quy định chung về xóa đăng ký
1. Tàu biển Việt Nam được xóa đăng ký tại Việt Nam trong các trường hợp quy định tại Điều 25 Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2015.
2. Chủ tàu phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký tàu biển trong thời hạn quy định đối với một số trường hợp sau:
a) Chậm nhất trong vòng 60 ngày kể từ khi tàu biển không còn tính năng tàu biển; bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm mà không trục vớt được;
b) Chậm nhất trong vòng 24 tháng kể từ khi tàu biển bị mất tích;
c) Chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ khi chủ tàu không còn trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
3. Các quy định tại Chương này về xóa đăng ký tàu biển cũng được áp dụng đối với việc xóa đăng ký tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động.
Điều 20. Thủ tục xóa đăng ký
1. Giấy chứng nhận xóa đăng ký được cấp 01 bản chính cho chủ tàu theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ xóa đăng ký, bao gồm:
a) Tờ khai xóa đăng ký theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký (bản chính); trường hợp giấy chứng nhận đăng ký bị mất,
chủ tàu phải khai báo và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp tàu biển đang được thế chấp thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của người nhận thế chấp và phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp trước khi tiến hành thủ tục xóa đăng ký tàu biển.
3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
5. Chủ tàu nộp lệ phí xóa đăng ký theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
Chương IV
MUA, BÁN VÀ ĐÓNG MỚI TÀU BIỂN
Điều 21. Nguyên tắc mua, bán, đóng mới tàu biển
1. Việc mua, bán, đóng mới tàu biển là hoạt động đầu tư đặc thù; quy trình, thủ tục mua, bán, đóng mới tàu biển được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp Luật.
2. Tàu biển được mua, bán, đóng mới phải đáp ứng đầy đủ các Điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm lao động hàng hải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp Luật Việt Nam và Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Điều 22. Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển
1. Hình thức mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu thầu. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu thầu mà vẫn không lựa chọn được tàu biển thì thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 03 người chào hàng là người trực tiếp bán tàu hoặc người môi giới.
2. Hình thức bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu giá. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu giá mà vẫn không lựa chọn được người mua thì thực hiện bằng hình thức chào giá cạnh tranh theo thông lệ quốc tế
với ít nhất 03 người chào giá là người mua trực tiếp hoặc người môi giới.
3. Đối với dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu thầu. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu thầu mà vẫn không lựa chọn được cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu thì thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 03 cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu hoặc đại diện nhà máy đóng tàu.
4. Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.
Điều 23. Quy trình thực hiện việc mua tàu biển
1. Việc mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
a) Lựa chọn tàu, dự kiến giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án mua tàu biển. Dự án mua tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;
c) Quyết định mua tàu biển;
d) Hoàn tất thủ tục mua tàu biển.
2. Việc mua tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định quy trình thực hiện.
Điều 24. Quy trình thực hiện việc bán tàu biển
1. Việc bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
a) Xác định giá bán khởi điểm và dự kiến các chi phí liên quan đến giao dịch bán tàu biển;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án bán tàu biển. Dự án bán tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc bán tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá bán dự kiến, hình thức bán tàu và các nội dung cần thiết khác;
c) Quyết định bán tàu biển;
d) Hoàn tất thủ tục bán tàu biển.
2. Việc bán tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định quy trình thực hiện.
Điều 25. Quy trình thực hiện dự án đóng mới tàu biển
1. Dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
a) Lựa chọn, xác định giá và nguồn vốn đóng mới tàu biển; dự kiến các chi phí liên quan đến giao dịch đóng mới tàu biển;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đóng mới tàu biển. Dự án đóng mới tàu biển gồm các nội
dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu biển, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu biển, giá dự kiến, nguồn vốn đóng mới tàu biển, hình thức đóng mới tàu biển, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;
c) Quyết định đóng tàu;
d) Hoàn tất thủ tục đóng mới tàu biển.
2. Dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định quy trình thực hiện.
Điều 26. Thẩm quyền phê duyệt chủ trương, quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển
1. Đối với dự án mua, bán, đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước thì thẩm quyền phê duyệt chủ trương, quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển được thực hiện theo quy định của pháp Luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Đối với dự án mua, bán, đóng mới tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.
Điều 27. Hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển
1. Hồ sơ quyết định mua tàu biển, gồm:
a) Tờ trình về mua tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn tàu biển;
b) Dự án mua tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
d) Báo cáo giám định kỹ thuật tàu biển của Đăng kiểm Việt Nam hoặc của đăng kiểm nước ngoài là thành viên của Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu biển quốc tế (IACS);
đ) Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tàu đang khai thác;
e) Văn bản chấp thuận chủ trương cho vay của tổ chức tín dụng (nếu có).
2. Hồ sơ quyết định bán tàu biển, bao gồm cả tàu biển đang đóng, gồm:
a) Tờ trình đề nghị bán tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả giá bán tàu;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
c) Văn bản chấp thuận bán tàu của các tổ chức, cá nhân cho doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh cho doanh nghiệp liên quan đến tàu biển dự định bán hoặc của tổ chức, cá nhân đang nhận thế chấp tàu biển dự định bán;
d) Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Dự án bán tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án.
3. Hồ sơ quyết định đóng mới tàu biển, gồm:
a) Tờ trình về đóng mới tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn cơ sở hoặc nhà máy thực hiện dự án đóng tàu;
b) Dự án đóng mới tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
c) Hồ sơ thiết kế cơ bản của tàu đóng mới được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;
d) Nội dung chính của dự thảo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận tương đương;
đ) Thỏa thuận bảo lãnh tiền vay, nếu người đóng mới tàu biển hoặc người cho vay vốn yêu cầu.
Điều 28. Trách nhiệm và quyền hạn của người mua, bán, đóng mới tàu biển
1. Tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển chịu trách nhiệm về:
a) Tính xác thực và hợp pháp của tài liệu kèm theo hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển;
b) Tính xác thực và chất lượng kỹ thuật của tàu biển; giá mua, bán, đóng mới tàu biển và Điều kiện tài chính của dự án mua, bán, đóng mới tàu biển;
c) Nội dung các Điều khoản của dự thảo hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển và chỉ được ký chính thức hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển khi đã có quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển của cấp có thẩm quyền;
d) Tính hiệu quả đầu tư của dự án; tính hợp lý của phương thức mua, đóng mới, phương thức huy động vốn đã lựa chọn trên cơ sở cân đối với khả năng tài chính, công nghệ và kế hoạch kinh doanh khai thác tàu biển.
2. Quyền hạn của tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển:
a) Được trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển và làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển trên cơ sở quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển của cấp có thẩm quyền;
b) Trong trường hợp xét thấy cần thiết, tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển có thể thuê tư vấn xây dựng dự án hoặc ủy thác cho người khác làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển.
Điều 29. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển
1. Căn cứ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển; hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển; biên bản giao nhận tàu biển và văn bản xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển của Cục Đăng kiểm Việt Nam sau khi thực hiện kiểm tra lần đầu đối với tàu biển nhập khẩu, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển.
2. Trường hợp cần làm thủ tục xuất khẩu đối với tàu biển đã xuất cảnh, cơ quan hải quan tiến hành các thủ tục xuất khẩu mà không phải đưa tàu biển đó về Việt Nam với Điều kiện chủ tàu phải có văn bản cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp Luật về việc tàu biển của mình đã được thực hiện đầy đủ các thủ tục xuất cảnh theo quy định.
3. Việc kiểm tra thực tế đối với tàu biển xuất khẩu được thực hiện tại cảng biển của Việt Nam nơi tàu biển làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài để bàn giao. Đối với tàu biển nhập khẩu, việc kiểm tra thực tế được thực hiện tại cảng biển đầu tiên khi tàu về đến Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh.
Chương V
TÀU BIỂN THUỘC SỞ HỮU CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM ĐĂNG KÝ MANG CỜ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI
Điều 30. Điều kiện tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài
1. Tàu biển được mua, đóng mới của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước phải đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhưng không có vốn nhà nước được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài theo quyết định của chủ sở hữu tàu. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày tàu biển được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài, chủ tàu phải gửi 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển về Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam để phục vụ công tác quản lý.
3. Tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam do tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê mua hoặc thuê tàu trần được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài nếu chủ tàu yêu cầu.
4. Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với kho chứa nổi và giàn di động.
Điều 31. Thủ tục đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài
1. Thủ tục đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài thực hiện theo quy định pháp Luật của quốc gia tàu mang cờ.
2. Tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam được tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê hoặc thuê mua trước khi đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài phải được thực hiện việc xóa đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
2. Bãi bỏ Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.
Điều 33. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, đăng ký thế chấp tàu biển đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong các giấy
chứng nhận đó hoặc cho đến khi có sự thay đổi đăng ký tàu biển, đăng ký thế chấp hoặc xóa đăng ký thế chấp tàu biển.
2. Các dự án mua, bán, đóng mới tàu biển đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được triển khai thực hiện, không áp dụng quy định tại Nghị định này.
Điều 34. Tổ chức thực hiện
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
86/2020/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển
Chính phủ | Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 86/2020/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2020 |
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển (sau đây gọi tắt là Nghị định số 171/2016/NĐ-CP)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP bao gồm:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 như sau:
“2. Các quy định về đăng ký, xóa đăng ký tàu biển tại Nghị định này cũng áp dụng đối với việc đăng ký, xóa đăng ký tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động và việc đăng ký phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB trước đây đã đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 như sau:
“1. Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam được sử dụng để ghi lại các thông tin liên quan đến tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động đã được đăng ký hoặc xóa đăng ký theo quy định, sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam được lập dưới dạng sổ ghi chép trên giấy và cơ sở dữ liệu điện tử.
Nội dung chủ yếu của sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.”
3. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 7 như sau:
“Điều 7. Giới hạn tuổi tàu biển được đăng ký tại Việt Nam”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 4 Điều 7 như sau:
“1. Tuổi của tàu biển, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động mang cờ quốc tịch nước ngoài đã qua sử dụng khi đăng ký tại Việt Nam được thực hiện theo quy định sau:
a) Tàu khách, tàu ngầm, tàu lặn: không quá 10 năm;
b) Các loại tàu biển khác, kho chứa nổi, giàn di động: không quá 15 năm;
c) Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định nhưng không quá 20 năm và chỉ áp dụng đối với các loại tàu: chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, chở dầu hoặc kho chứa nổi.
4. Tàu biển xóa đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam để đăng ký phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB, có thể được đăng ký lại vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam với hình thức đăng ký tàu biển không thời hạn hoặc đăng ký tàu biển loại nhỏ, nếu tuổi của phương tiện phù hợp với các quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm b, c, d khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 8 như sau:
“2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển, bao gồm:
b) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương về quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu, bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
d) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;”
6. Sửa đổi, bổ sung điểm b, c, g, h khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 9 như sau:
“2. Hồ sơ đăng ký tàu biển không thời hạn, bao gồm:
b) Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB (bản chính) đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính);
c) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);
g) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản
sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
h) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy hình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;”
7. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1, điểm d, e, g khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 10 như sau:
“1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển có thời hạn.
a) Thời hạn đăng ký của tàu biển được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký tàu biển tương ứng với thời hạn của hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần hoặc theo đề nghị của chủ tàu. Trường hợp tàu biển có Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký thì thời hạn đăng ký của tàu biển không được dài hơn thời hạn ghi trong Giấy tạm ngừng đăng ký;
2. Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn trong trường hợp chủ tàu là tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê mua tàu hoặc thuê tàu trần, bao gồm:
d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
e) Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);
g) Biên bản bàn giao tàu (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu biên bản bàn giao viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);
3. Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn trong trường hợp chủ tàu là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, bao gồm các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và h khoản 2 Điều này; giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
5. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 11 như sau:
“2. Hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời, bao gồm:
a) Trường hợp chưa nộp phí, lệ phí, hồ sơ đăng ký bao gồm: tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các điểm b, c, g và h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này và Giấy chứng nhận dung tích tàu biển, Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có của tàu (bản sao);
b) Trường hợp chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển, hồ sơ đăng ký bao gồm: tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các điểm c, g và h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này và Giấy chứng nhận dung tích tàu biển, Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có của tàu (bản sao);
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;”
9. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 12 như sau:
“a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;”
10. Sửa đổi, bổ sung điểm b, d, đ khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 13 như sau:
“2. Hồ sơ đăng ký tàu biển đang đóng, bao gồm:
b) Hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);
d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
đ) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;”
11. Sửa đổi, bổ sung điểm b, c, đ, e khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 14 như sau:
“2. Hồ sơ đăng ký tàu biển loại nhỏ, bao gồm:
b) Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB (bản chính) đã qua sử dụng hoặc biên bản bàn giao tàu đối với tàu biển đóng mới (bản chính);
c) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);
đ) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
e) Trường hợp chủ tàu là cá nhân phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
4. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;”
12. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 15 như sau:
“a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;”
13. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 16 như sau:
“a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;”
14. Bổ sung khoản 4 Điều 19 như sau:
“4. Tàu biển Việt Nam đăng ký tạm thời thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 3 của Nghị định này không được xóa đăng ký nếu chưa nộp phí, lệ phí theo quy định.”
15. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 20 như sau:
“a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả
kết quả đúng thời gian quy định;”
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 22 như sau:
“1. Hình thức mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.”
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 như sau:
“1. Việc mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
a) Phê duyệt chủ trương mua tàu biển;
b) Lựa chọn tàu, dự kiến giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu;
c) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án mua tàu biển. Dự án mua tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu, dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;.
d) Quyết định mua tàu biển;
đ) Hoàn tất thủ tục mua tàu biển.”
18. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 24 như sau:
“1. Việc bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
a) Phê duyệt chủ trương bán tàu biển;
b) Xác định giá bán khởi điểm và dự kiến các chi phí liên quan đến giao dịch bán tàu biển;
c) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án bán tàu biển. Dự án bán tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc bán tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá bán dự kiến, hình thức bán tàu và các nội dung cần thiết khác;
d) Quyết định bán tàu biển;
đ) Hoàn tất thủ tục bán tàu biển.”
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 25 như sau:
“ 1. Dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
a) Phê duyệt chủ trương đóng mới tàu biển;
b) Lựa chọn, xác định giá và nguồn vốn đóng mới tàu biển; dự kiến các chi phí liên quan đến giao dịch đóng mới tàu biển;
c) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đóng mới tàu biển. Dự án đóng mới tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu biển, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu biển, giá dự kiến, nguồn vốn đóng mới tàu biển, hình thức đóng mới tàu biển, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;
d) Quyết định đóng tàu;
đ) Hoàn tất thủ tục đóng mới tàu biển.”
20. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 như sau:
“1. Đối với dự án mua, bán, đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước thì thẩm quyền phê duyệt chủ trương, phê duyệt dự án, quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và đầu tư công và các quy định tại điều lệ doanh nghiệp.”
Điều 2. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, xóa đăng ký tàu biển đã được cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 171/2016/NĐ-CP.
2. Đối với dự án mua, bán, đóng mới tàu biển đã được phê duyệt dự án trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 171/2016/NĐ-CP.
3. Đối với tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua có thời điểm ký kết hợp đồng vay mua, thuê mua trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tuổi tàu biển khi thực hiện đăng ký tại Việt Nam tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 171/2016/NĐ-CP.
4. Đối với tàu biển đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện các quy định về xóa đăng ký theo quy định tại Nghị định số 171/2016/NĐ-CP.
Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2020.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Biểu mẫu thực hiện
Bao gồm
IV. Yêu cầu và điều kiện thực hiện #
a) Tuổi của tàu biển, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động mang cờ quốc tịch nước ngoài đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam được thực hiện theo quy định sau:
– Tàu khách, tàu ngầm, tàu lặn: Không quá 10 năm;
– Các loại tàu biển khác, kho chứa nổi, giàn di động: Không quá 15 năm;
– Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định nhưng không quá 20 năm và chỉ áp dụng đối với các loại tàu: Chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, chở dầu hoặc kho chứa nổi.
b) Giới hạn về tuổi tàu biển quy định tại mục a không áp dụng đối với tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài, thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.
c) Giới hạn về tuổi tàu biển quy định tại mục a không áp dụng trong trường hợp tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam và thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam đã xóa đăng ký quốc tịch Việt Nam để đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài theo hình thức cho thuê tàu trần.
d) Tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua thì sau thời hạn đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam nếu tại thời điểm ký kết hợp đồng vay mua, thuê mua có tuổi tàu phù hợp với quy định tại mục a.
V. Cách thức & lệ phí thực hiện #
STT | Hình thức nộp | Thời hạn giải quyết | Phí, lệ phí | Mô tả |
---|---|---|---|---|
1 | Trực tiếp | 2 Ngày làm việc |
Lệ phí : 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng) Đồng Đối với tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT Lệ phí : 1.500 đồng/GT lần Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 3.000 GT trở lên Lệ phí : 2.000 đồng/GT-lần Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 1.600 đến dưới 3.000 GT Lệ phí : 2.500 đồng/GT-lần Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 500 đến dưới 1.600 GT |
Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
2 | Dịch vụ bưu chính | 2 Ngày làm việc |
Lệ phí : 1.500 đồng/GT lần Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 3.000 GT trở lên Lệ phí : 2.000 đồng/GT-lần Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 1.600 đến dưới 3.000 GT Lệ phí : 2.500 đồng/GT-lần Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 500 đến dưới 1.600 GT Lệ phí : 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng) Đối với tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT |
Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
VI. Thành phần hồ sơ #
STT | Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|---|
Bao gồm | |||
1 | – Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu; |
Bản chính: 1 Bản sao: |
|
2 | – Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB (bản chính) đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính); |
Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
|
3 | – Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài); |
Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
|
4 | – Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); |
Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
|
5 | – Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); |
Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
|
6 | – Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); |
Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
|
7 | – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); |
Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
|
8 | – Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); |
Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
|
9 | – Trường hợp đăng ký tàu biển công vụ, chủ tàu nộp Quyết định thành lập cơ quan, đơn vị của cấp có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) thay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). |
Bản chính: 1 Bản sao: 1 |