Thủ tục Gia hạn tạm trú, cấp thị thực mới cho người nước ngoài đang tạm trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền ở trong nước của Bộ Ngoại giao

I. Thông tin chung #

II. Căn cứ pháp lý #

III. Văn bản liên quan #

Văn bản pháp lý

47/2014/QH13


Hiệu lực văn bản: Hết Hiệu lực một phần
LUẬT Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt

LUẬT Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt

Quốc hội
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 47/2014/QH13

LUẬT

Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Quốc hội ban hành Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

2. Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu).

3. Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt chấp thuận.

4. Nhập cảnh là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt qua cửa khẩu của Việt .

5. Quá cảnh là việc người nước ngoài đi qua hoặc lưu lại khu vực quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế của Việt để đi nước thứ ba.

6. Xuất cảnh là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt qua cửa khẩu của Việt .

2

7. Tạm hoãn xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt quyết định tạm dừng xuất cảnh có thời hạn đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt .

8. Buộc xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt quyết định người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ Việt qua cửa khẩu của Việt .

9. Cư trú là việc người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt .

10. Cửa khẩu là nơi người nước ngoài được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

11. Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

12. Chứng nhận tạm trú là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định thời hạn người nước ngoài được phép tạm trú tại Việt Nam.

13. Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.

14. Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.

15. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh là cơ quan chuyên trách thuộc Bộ Công an làm nhiệm vụ quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt .

16. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh là đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại cửa khẩu.

17. Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài gồm cơ quan đại diện hoặc cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự.

Điều 4. Nguyên tắc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú

1. Tuân thủ quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

3. Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho người nước ngoài; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

4. Người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được sử dụng một hộ chiếu để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở người nước ngoài và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3

2. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, các khoản thu trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; sách nhiễu, gây phiền hà trong việc làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

4. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

5. Lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

6. Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú để người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Điều 6. Thu hồi, huỷ bỏ giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp

Người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 5; khoản 3 Điều 21; điểm b khoản 2 Điều 44 của Luật này thì bị thu hồi, hủy bỏ giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam.

CHƯƠNG II

THỊ THỰC

Điều 7. Giá trị sử dụng và hình thức của thị thực

1. Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích.

2. Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

3. Thị thực được cấp vào hộ chiếu hoặc cấp rời.

Điều 8. Ký hiệu thị thực

1. NG1 - Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

2. NG2 - Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. NG3 - Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện

4

tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

4. NG4 - Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.

5. LV1 - Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6. LV2 - Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

7. ĐT - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

8. DN - Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.

9. NN1 - Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

10. NN2 - Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

11. NN3 - Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

12. DH - Cấp cho người vào thực tập, học tập.

13. HN - Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.

14. PV1 - Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.

15. PV2 - Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.

16. LĐ - Cấp cho người vào lao động.

17. DL - Cấp cho người vào du lịch.

18. TT - Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

19. VR - Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.

5

20. SQ - Cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.

Điều 9. Thời hạn thị thực

1. Thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.

2. Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.

3. Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.

4. Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.

5. Thị thực ký hiệu LĐ có thời hạn không quá 02 năm.

6. Thị thực ký hiệu ĐT có thời hạn không quá 05 năm.

7. Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.

8. Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.

Điều 10. Điều kiện cấp thị thực

1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.

3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.

4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt theo quy định của Luật đầu tư;

b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;

d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt .

Điều 11. Các trường hợp được cấp thị thực rời

1. Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực.

2. Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt .

3. Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

4. Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

6

Điều 12. Các trường hợp được miễn thị thực

1. Theo điều ước quốc tế mà Việt là thành viên.

2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.

3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

4. Theo quy định tại Điều 13 của Luật này.

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

Điều 13. Đơn phương miễn thị thực

1. Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có quan hệ ngoại giao với Việt ;

b) Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt trong từng thời kỳ;

c) Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt .

2. Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia hạn. Quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Căn cứ quy định của Điều này, Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước.

Điều 14. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này, bao gồm:

a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt , Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;

b) Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; Bộ trưởng và tương đương; Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

7

d) Tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

đ) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt ;

e) Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt ;

g) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt ;

h) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài; văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt ;

i) Tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt ;

k) Công dân Việt thường trú ở trong nước, người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú.

2. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định hoặc giấy phép hoạt động được cấp. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thăm và phải có giấy tờ chứng minh quan hệ với người được mời, bảo lãnh.

Điều 15. Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao

1. Người nước ngoài thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này thông qua cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

2. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Luật này thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao để chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực, nếu thuộc diện phải có thị thực, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

3. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 8 của Luật này trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao. Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Sau 02 ngày làm việc, nếu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh không có ý kiến thì cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao trả lời cho cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực, nếu thuộc diện phải có thị thực.

4. Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế thì cần nêu rõ cửa khẩu, thời gian nhập cảnh và lý do đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu.

5. Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan,

8

tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

6. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.

Điều 16. Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

1. Người nước ngoài không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

2. Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm:

a) Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;

b) Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.

Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

4. Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

5. Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18 của Luật này; trong thời hạn 12 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 18 của Luật này.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.

Điều 17. Cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt ở nước ngoài

9

1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực.

2. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, sau khi nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh, người nước ngoài thuộc diện phải có thị thực nộp hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực và ảnh tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ không phải làm đơn xin cấp thị thực trong trường hợp có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp thị thực.

3. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực có giá trị không quá 30 ngày cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây:

a) Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại;

b) Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.

4. Sau khi cấp thị thực đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và chịu trách nhiệm về việc cấp thị thực.

Điều 18. Cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế

1. Ngoài nước ngoài được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế trong các trường hợp sau đây:

a) Xuất phát từ nước không có cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt ;

b) Trước khi đến Việt phải đi qua nhiều nước;

c) Vào Việt tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt tổ chức;

d) Thuyền viên nước ngoài đang ở trên tàu neo đậu tại cảng biển Việt có nhu cầu xuất cảnh qua cửa khẩu khác;

đ) Vào để dự tang lễ thân nhân hoặc thăm người thân đang ốm nặng;

e) Vào Việt tham gia xử lý sự cố khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc vì lý do đặc biệt khác theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt .

10

2. Người nước ngoài được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế nộp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, khai tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh tại đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh. Trẻ em dưới 14 tuổi được khai chung với tờ khai đề nghị cấp thị thực của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ trong trường hợp có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

3. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu với thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện việc cấp thị thực.

Điều 19. Cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao

1. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu cấp thị thực mới phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thị thực.

CHƯƠNG III

NHẬP CẢNH

Điều 20. Điều kiện nhập cảnh

Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.

Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt lần trước ít nhất 30 ngày;

2. Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.

Điều 21. Các trường hợp chưa cho nhập cảnh

1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.

2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.

3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.

4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

5. Bị trục xuất khỏi Việt chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.

6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.

11

7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.

8. Vì lý do thiên tai.

9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 22. Thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh

1. Người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 21 của Luật này.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 21 của Luật này.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 21 của Luật này.

4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chưa cho nhập cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 21 của Luật này.

5. Người có thẩm quyền ra quyết định chưa cho nhập cảnh có thẩm quyền giải tỏa chưa cho nhập cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

CHƯƠNG IV

QUÁ CẢNH

Điều 23. Điều kiện quá cảnh

Người nước ngoài được quá cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

2. Vé phương tiện phù hợp với hành trình đi nước thứ ba;

3. Thị thực của nước thứ ba, trừ trường hợp được miễn thị thực.

Điều 24. Khu vực quá cảnh

1. Khu vực quá cảnh là khu vực thuộc cửa khẩu quốc tế, nơi người nước ngoài được lưu lại để đi nước thứ ba.

2. Khu vực quá cảnh do cơ quan có thẩm quyền quản lý cửa khẩu quốc tế quyết định.

Điều 25. Quá cảnh đường hàng không

1. Người nước ngoài quá cảnh đường hàng không được miễn thị thực và phải ở trong khu vực quá cảnh tại sân bay quốc tế trong thời gian chờ chuyến bay.

2. Trong thời gian quá cảnh, người nước ngoài có nhu cầu vào Việt tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt tổ chức thì được xét cấp thị thực phù hợp với thời gian quá cảnh.

Điều 26. Quá cảnh đường biển

12

Người nước ngoài quá cảnh đường biển được miễn thị thực và phải ở khu vực quá cảnh tại cửa khẩu cảng biển trong thời gian tàu, thuyền neo đậu; trường hợp có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức thì được xét cấp thị thực phù hợp với thời gian quá cảnh; trường hợp có nhu cầu xuất cảnh qua cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực ký hiệu VR.

CHƯƠNG V

XUẤT CẢNH

Điều 27. Điều kiện xuất cảnh

Người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

2. Chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú, thẻ thường trú còn giá trị;

3. Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 của Luật này.

Điều 28. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh

1. Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;

b) Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;

c) Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;

d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

đ) Vì lý do quốc phòng, an ninh.

2. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật Tương trợ tư pháp.

3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn.

Điều 29. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh

1. Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật này.

2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp

13

quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật này.

3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Luật này trong trường hợp sau đây:

a) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an;

b) Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

5. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi điều kiện tạm hoãn không còn.

6. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và công bố cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để thực hiện.

7. Sau khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Điều 30. Buộc xuất cảnh

1. Người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh trong trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;

b) Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

2. Thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh như sau:

a) Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

CHƯƠNG VI

CƯ TRÚ

Mục 1

TẠM TRÚ

Điều 31. Chứng nhận tạm trú

1. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập

14

cảnh bằng hình thức đóng dấu vào hộ chiếu hoặc đóng dấu vào thị thực rời với thời hạn như sau:

a) Thời hạn tạm trú cấp bằng thời hạn thị thực; trường hợp thị thực còn thời hạn không quá 15 ngày thì cấp tạm trú 15 ngày; trường hợp thị thực có ký hiệu ĐT, LĐ thì cấp tạm trú không quá 12 tháng và được xem xét cấp thẻ tạm trú;

b) Đối với người được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt là thành viên thì thời hạn tạm trú cấp theo quy định của điều ước quốc tế; nếu điều ước quốc tế không quy định thời hạn tạm trú thì cấp tạm trú 30 ngày;

c) Đối với người được miễn thị thực vào khu kinh tế cửa khẩu thì cấp tạm trú 15 ngày; vào đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thì cấp tạm trú 30 ngày;

d) Đối với công dân của nước được Việt đơn phương miễn thị thực thì cấp tạm trú 15 ngày;

đ) Đối với người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng thì không cấp tạm trú.

2. Người nước ngoài được tạm trú tại Việt trong thời hạn chứng nhận tạm trú được cấp.

3. Thời hạn tạm trú có thể bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn trong trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt .

Điều 32. Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Khai báo tạm trú

1. Người nước ngoài tạm trú tại Việt phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.

2. Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.

3. Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 34. Tạm trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh

15

tế ven biển, khu vực biên giới và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

1. Người nước ngoài được tạm trú ở cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển và thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định tại Điều 33 của Luật này.

2. Người nước ngoài không được tạm trú tại khu vực cấm, khu vực tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới đất liền; vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển. Trường hợp tạm trú tại cơ sở lưu trú trong khu vực biên giới hoặc thị trấn, thị xã, thành phố, khu du lịch, dịch vụ, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, khu kinh tế khác có liên quan đến khu vực biên giới thì khai báo tạm trú theo quy định tại Điều 33 của Luật này. Cơ quan tiếp nhận khai báo tạm trú của người nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho đồn biên phòng nơi có cơ sở lưu trú.

Điều 35. Gia hạn tạm trú

1. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị gia hạn tạm trú kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này, tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét gia hạn tạm trú.

Điều 36. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú

1. Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ được cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3.

2. Người nước ngoài được cấp thị thực có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT được xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.

Điều 37. Thủ tục cấp thẻ tạm trú

1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;

b) Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;

c) Hộ chiếu;

d) Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật này.

2. Giải quyết cấp thẻ tạm trú như sau:

16

a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú.

Điều 38. Thời hạn thẻ tạm trú

1. Thời hạn thẻ tạm trú được cấp có giá trị ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.

2. Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, ĐT và DH có thời hạn không quá 05 năm.

3. Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, TT có thời hạn không quá 03 năm.

4. Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.

5. Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.

Mục 2

THƯỜNG TRÚ

Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú

1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt được nhà nước Việt tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt .

3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt đang thường trú tại Việt bảo lãnh.

4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt từ năm 2000 trở về trước.

Điều 40. Điều kiện xét cho thường trú

1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt .

2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.

3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.

17

Điều 41. Thủ tục giải quyết cho thường trú

1. Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin thường trú;

b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;

d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;

e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.

2. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.

3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

5. Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.

Điều 42. Giải quyết cho thường trú đối với người không quốc tịch

1. Người không quốc tịch quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật này nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tạm trú. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin thường trú;

b) Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt từ trước năm 2000 và đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

2. Thủ tục giải quyết cho người không quốc tịch thường trú thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 41 của Luật này.

Điều 43. Cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú

1. Thẻ thường trú do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Định kỳ 10 năm

18

một lần, người nước ngoài thường trú phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ. Hồ sơ bao gồm:

a) Tờ khai đề nghị cấp đổi thẻ thường trú;

b) Thẻ thường trú;

c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người không quốc tịch.

2. Trường hợp thẻ thường trú bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong thẻ, người nước ngoài thường trú phải làm thủ tục cấp lại thẻ tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú. Hồ sơ bao gồm:

a) Tờ khai đề nghị cấp lại thẻ thường trú;

b) Thẻ thường trú, trường hợp thẻ thường trú bị mất phải có đơn báo mất;

c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người không quốc tịch;

d) Giấy tờ chứng minh nội dung thay đổi ghi trong thẻ thường trú.

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài thường trú cấp lại thẻ.

CHƯƠNG VII

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI;

QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

MỜI, BẢO LÃNH NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH,

XUẤT CẢNH, CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM

Điều 44. Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài

1. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có các quyền sau đây:

a) Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;

c) Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;

d) Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật;

đ) Thuyền viên trên các tàu, thuyền nhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất

19

cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực;

e) Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ được lao động nếu có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; được học tập nếu có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;

g) Người đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được kết hợp lao động nếu có văn bản cho phép của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;

h) Người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài được nhập cảnh Việt du lịch, thăm người thân;

i) Người không quốc tịch cư trú tại Việt có nhu cầu xuất cảnh được Bộ Công an xem xét cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

2. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;

b) Hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh;

c) Khi đi lại phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Người nước ngoài thường trú nếu xuất cảnh đến thường trú ở nước khác phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

Điều 45. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các quyền sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp tại Việt Nam được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động;

b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm;

c) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được bảo lãnh cha, mẹ, vợ, chồng, con là người nước ngoài xin thường trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây:

a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú theo quy định của Luật này;

b) Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;

c) Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã mời, bảo

20

lãnh;

d) Phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài;

đ) Làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực quy định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực đó;

e) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh.

CHƯƠNG VIII

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VỀ

NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ

CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 46. Trách nhiệm của Chính phủ

1. Thống nhất quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt .

2. Quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt .

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt .

4. Cấp giấy tờ cho phép nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt .

5. Kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu quốc tế theo quy định của pháp luật.

6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt .

21

7. Ban hành các loại mẫu giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt .

8. Thống kê nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt .

9. Thực hiện hợp tác quốc tế theo thẩm quyền, đề xuất cơ quan có thẩm quyền việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt .

Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

1. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện hoạt động quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực; cấp, hủy bỏ thẻ tạm trú; gia hạn tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của Luật này.

3. Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quy định của pháp luật liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

4. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện hoạt động quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại cửa khẩu theo quy định của pháp luật; cấp, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định của Luật này.

3. Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.

Điều 50. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ

Bộ, cơ quan ngang bộ không thuộc quy định tại Điều 48 và Điều 49 của Luật này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng thực hiện hoạt động quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 51. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Tổ chức thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài ở địa phương.

2. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thực hiện việc quản lý cư trú của người nước ngoài ở địa phương theo quy định của Luật này.

3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài ở địa

22

phương.

4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài ở địa phương.

5. Ngoài quy định nêu tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc nắm tình hình hoạt động của cơ sở lưu trú và quản lý việc cư trú, hoạt động của người nước ngoài ở địa phương.

Điều 52. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

1. Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện các quy định của Luật này.

2. Giám sát việc thi hành pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

CHƯƠNG IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 53. Điều khoản chuyển tiếp

Giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực còn thời hạn được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn ghi trong giấy tờ đó.

Điều 54. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

2. Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 24/1999/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 55. Quy định chi tiết

Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2014.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

(Đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

23

04/2015/TT-BCA


Hiệu lực văn bản: Hết Hiệu lực một phần
THÔNG TƯ Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt

THÔNG TƯ Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt

Bộ Công an
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 04/2015/TT-BCA Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2015

THÔNG TƯ

Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt

Căn cứ Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định, hướng dẫn sử dụng và quản lý các loại mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Thông tư này áp dụng đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Mẫu giấy tờ dùng cho cơ quan, tổ chức và cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt

1. Tờ khai đề nghị cấp thị thực Việt Nam (NA1).

2. Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (NA2).

3. Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh (NA3),

4. Phiếu yêu cầu điện báo (NA4).

5. Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú (NA5).

6. Công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú (NA6).

7. Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú (NA7).

8. Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (NA8).

9. Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy miễn thị thực (NA9).

10. Danh sách người đề nghị cấp giấy miễn thị thực (NA10).

11. Giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam (NA11).

2

12. Đơn xin thường trú (NA12).

13. Tờ khai cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú (NA13).

14. Công văn đề nghị cấp giấy phép vào khu vực cấm, khu vực biên giới (NA14).

15. Đơn xin phép cho thân nhân vào khu vực cấm, khu vực biên giới (NA15).

16. Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (NA16).

17. Phiếu khai báo tạm trú của người nước ngoài (NA17).

18. Danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú (NA18).

Điều 3. Mẫu giấy tờ dùng cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

1. Công văn trả lời đề nghị xét duyệt nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (NB1).

2. Công văn trả lời đề nghị kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (NB2).

3. Công văn trả lời đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế (NB3).

4. Bản FAX thông báo cơ quan đại diện Việt ở nước ngoài cấp thị thực cho khách (NB4).

5. Công văn trả lời nhân sự người đề nghị cấp giấy miễn thị thực (NB5).

6. Giấy báo tin về việc người nước ngoài xin thường trú (NB6).

7. Giấy biên nhận hồ sơ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (NB7).

Điều 4. Mẫu giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú Việt

1. Thị thực dán (NC1).

2. Thị thực rời (NC2).

3. Thẻ tạm trú loại dán (NC3A).

4. Thẻ tạm trú loại rời (NC3B, NC3C).

5. Giấy miễn thị thực loại dán (NC4).

6. Giấy miễn thị thực loại rời (NC5).

7. Dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh (NC6).

8. Dấu chứng nhận tạm trú (NC7).

9. Dấu gia hạn tạm trú (NC8).

10. Thẻ thường trú (NC9).

11. Giấy phép vào khu vực cấm, khu vực biên giới (NC10).

12. Biên bản tạm hoãn xuất cảnh/buộc xuất cảnh/chưa cho nhập cảnh (NC11).

13. Quyết định buộc xuất cảnh (NC12).

3

Điều 5. In, sử dụng và quản lý các loại mẫu giấy tờ

1. Đối với ấn phẩm trắng (thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực):

a. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hợp đồng với đơn vị nghiên cứu, sản xuất tài liệu kỹ thuật nghiệp vụ của Tổng cục Hậu cần, kỹ thuật Bộ Công an để sản xuất ấn phẩm trắng cung ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực.

b. Các cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực phải quản lý ấn phẩm trắng theo chế độ mật; cấp đúng quy định, đúng đối tượng.

c. Trước ngày 15/11 hàng năm, các cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực phải dự trù và đăng ký với Cục Quản lý xuất nhập cảnh số lượng ấn phẩm trắng cần sử dụng cho năm tiếp theo. Cách đăng ký như sau: các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan của Bộ Ngoại giao đăng ký qua Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao; các đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng quản lý đăng ký qua Cục Cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký trực tiếp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

2. Đối với các mẫu giấy tờ dùng cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nêu tại Điều 3 của Thông tư này khi sử dụng phải in trên khổ giấy A4 và không được thay đổi nội dung của mẫu.

3. Đối với các mẫu giấy tờ dùng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu tại Điều 2 Thông tư này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể truy cập, in sử dụng các mẫu giấy tờ trên mạng thông tin điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Khi sử dụng mẫu, không được thêm, bớt và phải điền đầy đủ các nội dung được quy định trong mẫu.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2015.

Thông tư này thay thế: Điều 1 Thông tư số 01/2012/TTLT/BCA-BNG ngày 03/01/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT ngày 29/01/2012 và Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT/BCA-BNG ngày 12/05/2009 của Bộ Công an - Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; Điều 2 Thông tư số 02/2012/TT-BCA ngày 05/01/2013 về việc ban hành, hướng dẫn sử dụng và quản lý các loại mẫu giấy tờ liên quan đến công tác quản lý xuất nhập cảnh; Thông tư số 25/2013/TT-BCA ngày 12/06/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tư số 02/2012/TT-BCA ngày 05/01/2013 về việc ban hành hướng dẫn sử dụng và quản lý các loại mẫu giấy tờ liên quan đến công tác quản lý xuất nhập cảnh.

2. Giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực còn thời hạn được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hạn ghi trong giấy tờ đó.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

4

1. Tổng cục An ninh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và các đơn vị khác có liên quan tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Tổng cục An ninh) để có hướng dẫn kịp thời./.

04/2016/TT-BNG


Hiệu lực văn bản: Còn Hiệu lực
THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP THỊ THỰC, GIA HẠN TẠM TRÚ, CẤP THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THUỘC THẨM QUYỀN CỦA BỘ NGOẠI GIAO

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP THỊ THỰC, GIA HẠN TẠM TRÚ, CẤP THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THUỘC THẨM QUYỀN CỦA BỘ NGOẠI GIAO

Bộ Ngoại giao
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 04/2016/TT-BNG Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP THỊ THỰC, GIA HẠN TẠM TRÚ, CẤP THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THUỘC THẨM QUYỀN CỦA BỘ NGOẠI GIAO

Căn cứ Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008

Căn cứ Nghị định số 58/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao

Căn cứ Nghị định số 64/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư hướng dẫn thủ tục cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao quản lý quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Luật Xuất nhập cảnh).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với người nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Ngoại giao nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chương II

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC CẤP THỊ THỰC, GIA HẠN TẠM TRÚ, CẤP THẺ TẠM TRÚ

Điều 3. Thẩm quyền của các cơ quan liên quan trong việc cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú

1. Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Cục Lãnh sự) tiếp nhận và giải quyết đề

2

nghị/thông báo cấp thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài thuộc diện quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh.

2. Cục Lễ tân Nhà nước, Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Cục Lễ tân Nhà nước) tiếp nhận và giải quyết đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc diện quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh (trừ thành viên cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên này).

3. Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Sở Ngoại vụ TP. HCM):

a) Tiếp nhận và giải quyết đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài thuộc diện quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4 Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh tại các tỉnh, thành từ tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng trở vào phía Nam.

b) Tiếp nhận và giải quyết đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là thành viên cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên này;

4. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:

a) Tiếp nhận hồ sơ thông báo/đề nghị cấp thị thực theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi tắt là hộ chiếu), tờ khai đề nghị cấp thị thực (theo mẫu NA1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam - sau đây gọi tắt là Thông tư 04/2015/TT-BCA) của người nước ngoài thuộc diện quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh để chuyển thông tin cho Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM giải quyết theo thẩm quyền.

b) Cấp thị thực cho người nước ngoài thuộc diện quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh theo thông báo của Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM.

Điều 4. Thủ tục giải quyết đề nghị/thông báo cấp thị thực

1. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 15 của Luật Xuất nhập cảnh trực tiếp gửi hồ sơ thông báo/đề nghị cấp thị thực cho Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM.

Bộ Ngoại giao (hoặc cơ quan khác theo quy định của nước cử) của nước có người nước ngoài thuộc diện quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh có thể gửi hồ sơ đề nghị cấp thị thực, cùng với hộ chiếu và tờ khai đề nghị cấp thị thực (theo mẫu NA1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA) của người nước ngoài liên quan cho cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại hoặc nước kiêm nhiệm.

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ giấy tờ trên chuyển thông tin cho Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM để giải quyết thông báo/đề nghị cấp thị thực theo thẩm quyền.

3

2. Hồ sơ thông báo/đề nghị cấp thị thực, gồm:

a) Văn bản hoặc công hàm thông báo/đề nghị cấp thị thực, trong đó nêu rõ: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, giới tính, số và ký hiệu hộ chiếu, ngày cấp - hết hạn của hộ chiếu, nghề nghiệp, chức vụ, Mục đích nhập cảnh, thời hạn thị thực, loại thị thực và nơi nhận thị thực của người nước ngoài.

b) Trường hợp người nước ngoài là người vào thăm thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản 2 của Điều này, cần bổ sung 01 bản chụp chứng minh thư của thành viên cơ quan đại diện liên quan.

c) Trường hợp người nước ngoài là nhân viên hợp đồng làm việc tại cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản 2 của Điều này, cần bổ sung 01 bản sao hợp đồng lao động hợp lệ.

d) Trường hợp người nước ngoài thuộc diện tăng biên chế của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản 2 của Điều này, cần bổ sung công hàm của Bộ Ngoại giao nước cử thông báo về việc tăng biên chế.

3. Giải quyết thông báo/đề nghị cấp thị thực:

a) Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an (sau đây gọi tắt là Cục Quản lý xuất nhập cảnh) và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc cấp thị thực cho người nước ngoài thuộc diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 của Luật Xuất nhập cảnh trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

b) Cục Lãnh sự có văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Lễ tân Nhà nước và đơn vị liên quan trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài thuộc diện quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Xuất nhập cảnh. Sau khi nhận đủ văn bản trả lời của Cục Lễ tân Nhà nước và đơn vị liên quan, đồng thời Cục Quản lý xuất nhập cảnh không có ý kiến, Cục Lãnh sự trả lời cơ quan, tổ chức đề nghị cấp thị thực, đồng thời thông báo cho cơ quan cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc cấp thị thực cho người nước ngoài.

c) Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài thuộc diện quy định tại Khoản 4 Điều 8 của Luật Xuất nhập cảnh.

Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM trả lời cơ quan, tổ chức đề nghị cấp thị thực, đồng thời thông báo cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc cấp thị thực cho người nước ngoài sau 02 ngày làm việc kể từ khi thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh nếu cơ quan này không có ý kiến.

d) Thông báo của Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc cấp thị thực cho người nước ngoài gồm các thông tin sau: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, giới tính, số và ký hiệu hộ chiếu, ngày cấp - hết hạn của hộ chiếu, nghề nghiệp, chức vụ, Mục đích nhập cảnh, thời hạn thị thực, loại thị thực, nơi nhận thị thực của người nước ngoài,

4

và thông tin khác (nếu cần).

4. Thực hiện cấp thị thực:

a) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho người nước ngoài trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này, hộ chiếu và tờ khai đề nghị cấp thị thực (theo mẫu NA1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA) của người nước ngoài.

b) Trường hợp người nước ngoài được duyệt cấp thị thực tại cửa khẩu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này thông báo cho cơ quan, tổ chức thông báo/đề nghị cấp thị thực về việc người nước ngoài được nhận thị thực tại cửa khẩu.

5. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định hoặc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Lãnh sự quyết định việc áp dụng có đi có lại với phía nước ngoài về thời hạn xử lý hồ sơ cũng như thành phần hồ sơ đề nghị cấp thị thực, phù hợp với Luật Xuất nhập cảnh.

Điều 5. Thủ tục giải quyết đề nghị gia hạn tạm trú

1. Người nước ngoài đã được cấp thị thực ký hiệu NG1, NG2 và NG4, sau khi nhập cảnh Việt Nam nếu có nhu cầu gia hạn tạm trú thì cần thông qua cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam gửi hồ sơ thông báo/đề nghị gia hạn tạm trú tới Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM.

2. Hồ sơ thông báo/đề nghị gia hạn tạm trú:

a) Văn bản hoặc công hàm thông báo/đề nghị gia hạn tạm trú, trong đó nêu rõ: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, giới tính, số và ký hiệu hộ chiếu, ngày cấp - hết hạn của hộ chiếu, nghề nghiệp, chức vụ, Mục đích nhập cảnh, thời hạn đề nghị gia hạn tạm trú và nhu cầu được cấp thị thực mới (nếu có) của người nước ngoài.

b) Hộ chiếu của người nước ngoài còn giá trị sử dụng trên 30 ngày so với thời gian xin gia hạn tạm trú.

c) Tờ khai đề nghị cấp thị thực, đề nghị gia hạn tạm trú (theo mẫu NA5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA), có xác nhận và dấu của cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài.

d) Đối với người nước ngoài vào Việt Nam thăm thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì kèm theo 01 bản chụp chứng minh thư của thành viên cơ quan đại diện này do Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM cấp.

e) Đối với người nước ngoài là nhân viên hợp đồng đang làm việc tại cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì kèm theo 01 bản sao hợp đồng lao động hợp lệ.

3. Giải quyết đề nghị gia hạn tạm trú:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 của Điều này, Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM xem xét gia hạn tạm trú và cấp thị thực mới (nếu cần) cho người nước ngoài.

5

b) Thời hạn tạm trú được gia hạn và thời hạn thị thực mới được cấp (nếu có) phù hợp với Mục đích nhập cảnh và đề nghị của cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh và có thời hạn không quá 12 tháng, ngắn hơn thời hạn hộ chiếu của người nước ngoài ít nhất 30 ngày.

c) Đối với những người được quy định tại Điểm d Khoản 2 của Điều này, thời gian tạm trú được gia hạn và thị thực mới được cấp (nếu có) phù hợp với quy định tại Điểm b Khoản 3 của Điều này và phù hợp với thời hạn chứng minh thư của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam do Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM cấp.

4. Người nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam theo diện miễn thị thực thuộc diện quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 8 của Luật Xuất nhập cảnh được Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM xem xét gia hạn tạm trú một hoặc nhiều lần với thời hạn cho mỗi lần gia hạn không dài hơn thời hạn tạm trú đã được cấp trước đó trên cơ sở hồ sơ nộp theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

5. Cục trưởng Cục Lãnh sự quyết định việc gia hạn tạm trú và cấp thị thực mới (nếu cần) đối với người nước ngoài thuộc diện quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 8 của Luật Xuất nhập cảnh đã nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực SQ.

6. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định hoặc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Lãnh sự quyết định việc áp dụng có đi có lại với phía nước ngoài trong việc gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, phù hợp với Luật Xuất nhập cảnh.

Điều 6. Thủ tục giải quyết đề nghị cấp thẻ tạm trú

1. Cơ quan mời, bảo lãnh người nước ngoài quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Xuất nhập cảnh nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú gồm:

a) Công hàm đề nghị cấp thẻ tạm trú của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, trong đó ghi rõ các thông tin: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, giới tính, số và ký hiệu hộ chiếu, nghề nghiệp, chức vụ của người đề nghị cấp thẻ tạm trú (tham khảo mẫu NA6 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA);

Đối với trường hợp thay biên chế hoặc bổ sung biên chế mới của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì công hàm đề nghị cấp thẻ tạm trú cần ghi rõ họ tên, chức danh của người được thay biên chế hoặc người được bổ sung biên chế;

b) Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú (theo mẫu NA8 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA), có xác nhận của người có thẩm quyền và dấu của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

c) Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người nước ngoài;

d) Trường hợp người nước ngoài thuộc diện tăng biên chế của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 của Điều này, cần

6

bổ sung công hàm của Bộ Ngoại giao nước cử thông báo về việc tăng biên chế.

3. Giải quyết cấp thẻ tạm trú:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM xem xét cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

4. Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, có thời hạn không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.

Thẻ tạm trú hết giá trị sử dụng được xem xét giải quyết cấp thẻ tạm trú mới theo đề nghị của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

5. Cục Lễ tân Nhà nước và Sở Ngoại vụ TP. HCM thực hiện chuyển danh sách người được cấp thẻ tạm trú cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh theo quy định của Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 64/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý xuất nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

6. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định hoặc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước quyết định việc áp dụng có đi có lại với phía nước ngoài về thời hạn xử lý hồ sơ cũng như thành phần hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú, phù hợp với Luật Xuất nhập cảnh.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Điều Khoản chuyển tiếp

1. Thị thực, chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú còn thời hạn được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn của thị thực, chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú đã được cấp.

2. Hồ sơ đề nghị cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa được giải quyết thì cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao giải quyết theo quy định tại Thông tư này.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Cục Lãnh sự có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan liên quan thực hiện việc cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo Thông tư này.

b) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về tình hình cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo Thông tư này.

2. Cục Lễ tân Nhà nước có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan liên quan về thủ tục cấp thẻ tạm trú theo Thông tư này.

7

b) Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về tình hình cấp thẻ tạm trú theo Thông tư này.

3. Sở Ngoại vụ TP. HCM có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm về việc cấp thị thực, gia hạn tạm trú cho Cục Lãnh sự; về việc cấp thẻ tạm trú cho Cục Lễ tân Nhà nước.

4. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm:

a) Cấp thị thực theo thông báo của Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ TP. HCM.

b) Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm về việc cấp thị thực cho người nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao quản lý cho Cục Lãnh sự.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

Cục trưởng Cục Lãnh sự, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP. HCM và Thủ trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, các cơ quan liên quan báo cáo về Bộ Ngoại giao (qua Cục Lãnh sự đối với thủ tục cấp thị thực và gia hạn tạm trú; qua Cục Lễ tân Nhà nước đối với thủ tục cấp thẻ tạm trú) để có hướng dẫn kịp thời./.

219/2016/TT-BTC


Hiệu lực văn bản: Hết Hiệu lực
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM

Bộ Tài chính
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 219/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

2. Thông tư này áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Điều 2. Người nộp phí, lệ phí

1. Công dân Việt Nam khi làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp các giấy tờ liên quan đến hộ chiếu, thông hành, xuất cảnh phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

2. Người nước ngoài khi làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp thị thực hoặc các giấy tờ về cư trú, xuất cảnh, nhập cảnh phải nộp phí theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Tổ chức thu phí, lệ phí

Cục quản lý xuất nhập cảnh, Cục An ninh cửa khẩu (Bộ Công An); Công an, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Lãnh sự, Sở ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao) là tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

Điều 4. Mức thu phí, lệ phí

2

1. Mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Phí cấp thị thực và các giấy tờ có liên quan đến xuất nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài thu bằng đồng Việt Nam, Đôla Mỹ (USD). Đối với mức thu quy định bằng USD thì được thu bằng USD hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ USD ra đồng Việt Nam áp dụng tỷ giá USD mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm nộp phí hoặc cuối ngày làm việc liền trước ngày lễ, ngày nghỉ.

Điều 5. Các trường hợp được miễn phí

1. Khách mời (kể cả vợ hoặc chồng, con) của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội mời với tư cách cá nhân.

2. Viên chức, nhân viên của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của gia đình họ (vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi), không phân biệt loại hộ chiếu, không phải là công dân Việt Nam và không thường trú tại Việt Nam không phải nộp phí trên cơ sở có đi có lại.

3. Trường hợp miễn phí theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

4. Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện công việc cứu trợ hoặc giúp đỡ nhân đạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Những trường hợp được miễn phí nêu trên, tổ chức thu phí phải đóng dấu “Miễn thu phí” (GRATIS) vào giấy tờ đã cấp.

Điều 6. Kê khai, nộp phí, lệ phí; hoàn trả phí, lệ phí

1. Chậm nhất là ngày Thứ năm hàng tuần, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tuần trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

3. Trường hợp người nộp lệ phí đã nộp lệ phí nhưng không đủ điều kiện được cấp hộ chiếu và các giấy tờ liên quan thì tổ chức thu lệ phí hoàn trả số tiền lệ phí đã thu khi thông báo kết quả cho người nộp. Các trường hợp khác đã nộp phí, lệ phí nhưng không đủ điều kiện cấp các giấy tờ liên quan hoặc từ chối nhận kết quả xử lý hồ sơ, tổ chức thu phí, lệ phí không phải hoàn trả số tiền phí, lệ phí đã thu

Điều 7. Quản lý phí, lệ phí

1. Tổ chức thu phí là Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục An ninh cửa khẩu (Bộ Công an); Công

3

an, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được trích lại 30% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP. Nộp 70% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

2. Đối với tổ chức thu phí là Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh:

a) Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

b) Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ thì được trích lại 30% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 70% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

3. Tổ chức thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư số 157/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật Phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 219/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

_________________

4

I. Lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh, tem AB

Ghi chú:

- Thẻ ABTC là thẻ đi lại ưu tiên của doanh nhân APEC (APEC Business Travel Card)

- Tem AB là một loại giấy miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông đi công tác nước ngoài.

II. Mức thu phí cấp thị thực và các giấy tờ có liên quan đến xuất nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài

Ghi chú: Đối với trường hợp bị mất, hư hỏng các giấy tờ nêu trên phải cấp lại áp dụng mức thu như cấp mới./.

Biểu mẫu thực hiện

Bao gồm

Mau NA5

IV. Cách thức & lệ phí thực hiện #

V. Thành phần hồ sơ #

TroLyPhapLuat.ai

Khám phá thêm

Thông tin về chủ sở hữu Website:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIETDEVELOPERS

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0109967130 do Sở KH&ĐT TP.Hà Nội cấp ngày 15/04/2022.
Đăng ký lần đầu: ngày 15 tháng 04 năm 2022. Đăng ký thay đổi lần thứ 1: ngày 10 tháng 5 năm 2023 .
Địa chỉ trụ sở chính: Số 25, ngách 18 ngõ 91 Ngô Thì Sỹ., Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: Số 25B, ngõ 139 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0374.647.306
Email: lienhe@trolyphapluat.ai